Content Angle là gì? Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Content Angle và Content Pillar là yếu tố quan trọng trong Content Marketing. Việc lập kế hoạch content marketing chuẩn chỉnh giúp xây dựng, tổ chức nội dung để đạt mục tiêu marketing và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Mặc dù việc triển khai không phức tạp nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại giá trị cho người dùng. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa chúng? Rentracks sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này trong bài viết dưới đây.

Phân biệt Content Angle và Content Pillar
Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Content Angle là gì?

Content Angle là cách tiếp cận một chủ đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Thể hiện qua tình huống, nhân vật, hay cách tiếp cận khác nhau. Mục tiêu của Content Angle là định hình nội dung trước khi triển khai chi tiết.

Ví dụ như: Bài viết, video, infographic hay social post.

Content Angle thường thể hiện độc đáo qua tình huống, ý tưởng, nhân vật, làm nổi bật doanh nghiệp. Nó tạo ra sự tò mò, trải nghiệm đáng nhớ, tăng chuyên nghiệp và đánh giá chất lượng nội dung.

Content Angle là gì?
Content Angle là gì?

Content Pillar là gì?

Content pillar hay còn gọi là nội dung cốt lõi. Đó là trang nội dung chủ đề tổng quát để xây dựng chiến lược. Nó bao gồm tất cả nội dung trên Website hoặc Social Media, định hình triển khai cho doanh nghiệp. Pillar Content là nhóm chủ đề chính từ Big Ideas.

Content Pillar là gì?
Content Pillar là gì?

Nội dung từ Content Pillar giúp xác định cụm chủ đề nhất quán. Dựa vào đó, bạn có thể dễ dàng triển khai nội dung chi tiết, tạo sự nhất quán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triển khai Content Pillar có thể không theo kế hoạch.

Điểm tương đồng giữa Content Angle và Content Pillar

Content Pillar và Content Angle chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong cung cấp nội dung hấp dẫn:

  • Tầm nhìn chiến lược: Content Pillar và Content Angle đều đặt mục tiêu xác định tầm nhìn và hướng đi chiến lược nội dung, tạo khung phương pháp và phạm vi cho chiến dịch truyền thông.
  • Tập trung vào chủ đề: Cả hai đều chú trọng vào việc xác định chủ đề hoặc góc nhìn cho nội dung sản phẩm.
  • Xác định sự nhất quán: Cả Content Pillar và Content Angle đều đóng vai trò trong đảm bảo rằng nội dung được phát triển một cách liên kết, nhất quán, tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho người xem.
Điểm tương đồng giữa Content Angle và Content Pillar
Điểm tương đồng giữa Content Angle và Content Pillar

Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Content Angle và Content Pillar đại diện cho hai cách tiếp cận khác nhau trong chiến dịch marketing:

  • Content Pillar: Là chiến lược toàn diện xây dựng nội dung quanh một chủ đề hay mục tiêu chính của thương hiệu. Định hình phạm vi nội dung và tạo sự nhất quán trong truyền tải thông điệp. Đối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, content pillar thường có cấu trúc tương tự.
  • Content Angle: Tập trung vào cách truyền đạt thông điệp và góc nhìn độc đáo của thương hiệu. Tạo sự khác biệt và tinh tế trong cách tiếp cận và phát triển nội dung.  Cách triển khai content angle thay đổi dựa trên quy mô, góc nhìn và định vị của doanh nghiệp, nhằm giúp khách hàng hiểu rõ giá trị và đặc điểm chi tiết.

Content Pillar xác định phạm vi và chủ đề cốt lõi. Trong khi Content Angle tập trung vào sự sáng tạo và đột phá trong cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Sự kết hợp giữa cả hai khái niệm này là chìa khóa cho chiến dịch Marketing thành công.

Xây dựng uy tín thương hiệu qua Content Angel và Content Pillar

Xây dựng sự hiện diện và uy tín trong một lĩnh vực cụ thể thường là hai mục tiêu chính của hoạt động tiếp thị doanh nghiệp.

Xác định các Content Pillar và Content Angel giúp công ty có thể định vị thương hiệu, gây sự chú ý với dư luận nhanh chóng. 

Xây dựng Content Pillar

Những Content Pillar mà các một số ngành công nghiệp xây dựng:

  • Dịch vụ salon tóc: Các xu hướng cắt tóc, màu nhuộm, làm đẹp, câu hỏi chăm sóc tóc hàng ngày và tư vấn cho các loại tóc khác nhau.
  • Luật thuế: Việc nộp hồ sơ, quản lý kiểm toán, thanh toán nợ thuế, lập kế hoạch thuế và giải quyết tranh chấp thuế.
  • Dịch vụ tài chính: Quản lý nợ, tiết kiệm, đầu tư, mẹo sống tiết kiệm và giải quyết thách thức tài chính dài hạn.

Bí quyết không chỉ là việc tìm kiếm chủ đề liên quan đến doanh nghiệp, mà còn là chi tiết về chủ đề nào thể hiện quan điểm độc đáo của bạn và giúp xây dựng một thông điệp mạnh mẽ trên thị trường. 

Xây dựng Content Angel

Để xây dựng Content Angel điều thiết yếu là sự quan tâm và đồng diệu với khách hàng. Nắm được insight sẽ giúp bạn truyền tải nội dung đúng trọng tâm và nhu cầu của họ.

Dưới đây là một số ví dụ dạng Content Angel mà bạn có thể tham khảo: 

  • Bài viết hỏi đáp: Trả lời những câu hỏi, thúc đẩy sự chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Bài viết chuyên gia: Xây dựng uy tín qua bài viết của chuyên gia và nhanh chóng tiếp cận đối tượng khách hàng.
  • Bài viết giải quyết vấn đề: Chia sẻ giải pháp hiệu quả, giúp tăng lưu lượng truy cập và sự chia sẻ từ khách hàng.
  • Bài viết so sánh: Đánh giá sản phẩm giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh chóng và tăng độ tin cậy.
  • Bài viết hướng dẫn: Hướng dẫn giúp người đọc hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với video và hình ảnh.
Xây dựng content angel là điều thiết yếu là sự quan tâm, đồng điệu với khách hàng
Xây dựng content angel là điều thiết yếu là sự quan tâm, đồng điệu với khách hàng

Hiểu được định nghĩa và phân biệt Content Angel và Content Pillar sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng và định hướng nội dung tiếp thị của mình. Từ đó có thể thu hút người xem và mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Content Tạo Nhiều Chuyển Đổi

Bài viết liên quan: