Hướng Dẫn Viết Content Tạo Nhiều Chuyển Đổi

Hướng dẫn viết content tạo nhiều chuyển đổi

Bạn vừa mới bắt đầu viết Blog và không biết lên nội dung sao cho phải? Bạn dành hàng giờ mỗi ngày đầu tư cho từng câu chữ nhưng tương tác vẫn lẻ tẻ và tỷ lệ chuyển đổi gần như 0? Vấn đề là đây: bạn vẫn còn thiếu kỹ năng viết Content tạo nhiều chuyển đổi.

Tạo chuyển đổi (conversion) là như thế nào? Nó phụ thuộc vào việc bạn mong muốn kết quả cuối cùng là gì. Nếu bạn buôn bán một sản phẩm vật lý hay sản phẩm số thì việc khách hàng đặt mua được xem là một chuyển đổi. Nếu bạn viết blog về phong cách sống thì việc độc giả tương tác và chủ động chia sẻ đến nhiều người hơn được xem là một chuyển đổi.

Sau đây là một số cách giúp bạn tối ưu hóa Blog của mình cho sự chuyển đổi:

1. Dễ đọc

Để cải thiện mức độ dễ đọc của bài viết, bạn có thể tham khảo một số ý sau:

  • Chia bài viết thành nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn từ 5-6 dòng
  • Sử dụng hình ảnh xen giữa một số đoạn văn đồng thời kết hợp từ ngữ mô tả sinh động
  • Sử dụng nhiều tiêu đề phụ làm nổi bật mạch ý của bài viết

Khách hàng sẽ thoát khỏi bài viết của bạn ngay nếu nó dày đặc và không rõ ý. Do đó, quan trọng nhất vẫn là giữ cho bài viết thật dễ đọc, dễ tiếp thu bạn nhé!

Ngoài ra, để tạo được một content thu hút được khách hàng từ những giây đầu tiên bạn cần phải có một tiêu đề thật sự hấp dẫn và kích thích sự tò mò của người xem.

Viết content tạo nhiều chuyển đổi: Dễ đọc
Sử dụng hình ảnh minh họa trong bài viết

2. Thể hiện bản thân là một chuyên gia trong ngành

Trước khi viết bất cứ sản phẩm/dịch vụ hay nội dung gì, bạn cần phải thật sự hiểu nó. Hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ và thể hiện mình là chuyên gia của ngành.

Khách hàng họ luôn tìm đến người có trải nghiệm và chuyên nghiệp. Bạn cần phải có kiến thức chuyên môn để giúp họ giải quyết vấn đề họ gặp phải.

Ở bước này, có ba việc chính bạn cần thực hiện:

  • Thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ và ngách mà bạn đang làm
  • Xác định được khách hàng cần gì, muốn gì khi tìm đến bài viết của bạn
  • Chia sẻ đúng trọng tâm và chuyên nghiệp

3. Cá nhân hóa nội dung

Thay vì mô tả sản phẩm từ thành phần cho tới chức năng như một cái máy, hãy đưa vào đó những trải nghiệm cả nhân của chính bạn. Khách hàng tìm đọc thêm về sản phẩm/dịch với mục đích hình dung thực tế việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ liệu có đáp ứng nhu cầu họ hiện có.

Ví dụ:

Khi bạn review về một chiếc đồng hồ có khả năng chịu nước, thay vì liệt kê “độ chống nước của đồng hồ là 100m/10ATM/10 Bar…” thì bạn hãy thêm vào hướng dẫn từ bạn như “với chiếc đồng hồ này, bạn có thể tự do rửa tay, đi mưa hay bơi lội. Tuy nhiên, bạn không nên bơi quá sâu nếu vẫn đeo đồng hồ trên tay nhé! Gioăng cao su của đồng hồ sẽ bị ảnh hưởng…”

4. Nhấn mạnh kết quả sau khi sử dụng sản phẩm

Không gì hấp dẫn bằng việc nhìn thấy được kết quả. Khách hàng tìm đến sản phẩm/dịch vụ đều có mục đích. Chẳng ai lại đi mua một sản phẩm khi sản phẩm đó không cho họ một kết quả gì khả quan. Để nhấn mạnh kết quả của sản phẩm/dịch vụ, bạn có thể sử dụng:

  • Hình ảnh

Ví dụ: Nếu sản phẩm là sản phẩm chức năng, bạn có thể cung cấp hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Nếu sản phẩm là đồ gia dụng, bạn hãy cung cấp hình ảnh về những thứ mà đồ gia dụng có thể hỗ trợ khách hàng.

  • Chuyện thật việc thật

Ngoài hình ảnh, bạn có thể thuật lại câu chuyện về những người dùng trước đã đạt được những kết quả hay ho gì. Về mục này, bạn cần phải trung thực trích dẫn bằng chứng được cung cấp từ nhà sản xuất thay vì lừa dối khách hàng bằng những lời hứa hẹn thiếu thực tế.

Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng
Review sản phẩm Lip Balm, có cung cấp hình ảnh chứng minh độ ẩm của sản phẩm

5. Nút Call to Action rõ ràng

Mảnh ghép cuối cùng cho một bài viết Content tạo nhiều chuyển đổi là CTA (Call to Action). Lời kêu gọi của bạn nên đáp ứng một số tiêu chí sau:

  • Sử dụng động từ ra lệnh dứt khoát (ví dụ: “tải về ngay”, “xem ngay”, “tìm hiểu thêm”,…)
  • Sử dụng số liệu trong lời kêu gọi (ví dụ: “nhận khuyến mãi 40% trong hôm nay”, “Chỉ còn xxx VND trên một sản phẩm”, …)
  • Chọn phông chữ và màu chữ/màu nút chứa chữ dễ chịu với khách hàng

Việc chọn đúng câu từ cho lời kêu gọi sẽ không dễ. Tuy nhiên, sau khi thử một vài mẫu nhiều lần, bạn sẽ nhận ra đâu là CTA phù hợp với tệp khách hàng của bạn.

Một số dạng Call to action bạn có thể thường thấy như “Đăng ký ngay”, “Xem thêm”,…

Rentracks mong rằng bạn sẽ ứng dụng các mẹo trên thành công. Theo dõi các bài blog khác của Rentracks để học thêm nhiều kiến thức hay bạn nhé!

Nhấp chuột ĐĂNG KÝ NGAY để trở thành Publishers đồng hành cùng Rentracks!

Bài viết liên quan:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. * là phần bắt buộc