Visual Storytelling – Cách ghi dấu ấn thương hiệu của bạn

Visual Storytelling - Cách ghi dấu ấn thương hiệu của bạn

Hàng ngày digital marketing xuất hiện hàng ngàn nội dung khiến người xem “bội thực” và nhàm chán. Những bài content kinh điển tuy đầy đủ thông tin, luôn đổi mới nhưng lại dễ dàng bị bỏ qua. Đó là lý do ngày càng nhiều thương hiệu sử dụng “Visual story” để ghi dấu ấn thương hiệu vào tiềm thức công chúng.

Hình ảnh xuất hiện sánh đôi cùng những con chữ tạo nên sức mạnh truyền thông mạnh mẽ. Vậy kể chuyện bằng hình ảnh đã chiếm sóng các thương hiệu như thế nào?

Visual storytelling là gì?

Những cái tên dễ lãng quên nhưng những câu chuyện sáng tạo sẽ mãi in đậm trong tâm trí. Vậy Visual Storytelling là gì? Đối với Marketer, đó là nghệ thuật kể chuyện gợi cảm xúc và tác động đến người đọc. Từ đó thu hút khách hàng bằng cách truyền đạt những giá trị ẩn sau thông điệp của câu chuyện. Điều này có thể thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau như phim, minh họa, ứng dụng, tranh truyện, meme và thậm chí là trò chơi điện tử.

Visual storytelling là gì?
Visual storytelling là gì?

Bằng cách kết hợp visual lôi cuốn và nghệ thuật kể chuyện (storytelling). Visual Storytelling là chiến lược làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Thông qua phương pháp Visual Storytelling, câu chuyện của bạn được truyền đạt đầy đủ đến khách hàng mà không làm cho họ cảm thấy nhàm chán.

Kể chuyện bằng hình ảnh trở thành một công cụ quan trọng đối với những người tạo nội dung.

Tại sao visual quan trong trong câu chuyện của thương hiệu?

Kỷ nguyên của công nghệ và truyền thông kỹ thuật số

Sự thay đổi trong cách con người tương tác và kể chuyện được định hình bởi việc ứng dụng công nghệ.

Ngày nay, với sự phổ biến của smartphone và các công cụ chỉnh sửa ảnh. Việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn đối với mọi người.

Ví dụ, YouTube hỗ trợ video 4K, và video HD không còn là điều đặc biệt, mà trở thành một phần tự nhiên của trải nghiệm trực tuyến. Những tiến bộ này đã và đang ảnh hưởng đến việc tạo ra hình ảnh đẹp hơn và chất lượng hơn.

Visual communication là yếu tố tiên quyết

Visual communication (Truyền thông thị giác) gồm nhiều hình thức đa dạng như hình ảnh, video, infographics,… Đều nhằm mục đích truyền đạt thông điệp thương hiệu một cách trực quan, sinh động đến khách hàng và người tiêu dùng. Visual không chỉ là bổ sung cho câu chuyện, mà còn là một phần quan trọng đối với thương hiệu.

90% lượng thông tin mà não bộ tiếp nhận là hình ảnh. Bởi vậy sử dụng hình ảnh một cách hiệu quả giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Đây là cách người đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng.

Visual communication là yếu tố tiên quyết
Visual communication là yếu tố tiên quyết

Theo nghiên cứu của Forrester Research, những người ưa thích xem video về sản phẩm thường xuyên hơn gấp 4 lần so với những người thích đọc về chúng. Giá trị của một phút video có thể ngang bằng 1,8 triệu từ.

Xây dựng Visual storytelling như thế nào?

Luôn quan tâm đến khán giả

Visual Storytelling trở nên khó khăn với thương hiệu khi họ cố gắng đưa vào câu chuyện của mình tất cả những yếu tố hấp dẫn mà thương hiệu đang có. Điều này trở nên đặc biệt phổ biến khi sử dụng các nền tảng digital. Nơi mà các kỹ thuật hình ảnh hấp dẫn có thể được triển khai trong chỉ vài giây. Thay vào đó hãy suy nghĩ về mục đích cụ thể và đối tượng mà bạn muốn hướng đến. 

Kể về lịch sử hành trình của công ty 

Câu chuyện về ngày đầu tiên thành lập công ty không chỉ là một hành trình, mà còn là một bức tranh sống động về sự khởi đầu. Visual storytelling này mang đến cái nhìn thực tế và sự thấu hiểu thương hiệu cho khách hàng.

Khách hàng muốn biết điều gì diễn ra phía sau những chiến dịch quảng cáo đằng sau màn hình. Việc chia sẻ sẽ làm tăng sự hứng thú và tò mò của họ.

Kể về trong quá trình hình thành công ty là cách tốt nhất để khán giả cảm nhận sự cố gắng và sự đổi mới. Điều này tạo ra một cơ hội để khách hàng đồng cảm và tận hưởng hành trình thành công mà bạn đã trải qua.

Apple ngày đầu thành lập
Apple ngày đầu thành lập

Chia sẻ những hình ảnh hậu trường về quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ của bạn không chỉ làm cho nó trở nên gần gũi hơn mà còn làm tăng giá trị và hiểu biết của khách hàng về chất lượng và nỗ lực của công ty.

Chia sẻ về những khát vọng và tầm nhìn của công ty

Chia sẻ câu chuyện về mục tiêu và đam mê không chỉ làm tăng giá trị của sản phẩm mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp với một thế giới tốt đẹp hơn. 

Chia sẻ về trách nhiệm cộng đồng, cách doanh nghiệp cống hiến không chỉ thu hút Thế Hệ Z mà còn tạo nên một ảnh hưởng tích cực. Thế Hệ Z thường ưu tiên những thương hiệu chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội và ý thức xã hội.

Ben and Jerry’s chia sẻ về những khát vọng và tầm nhìn của công ty
Ben and Jerry’s chia sẻ về những khát vọng và tầm nhìn của công ty

Ben and Jerry’s là một ví dụ xuất sắc về việc chia sẻ sứ mệnh về thực phẩm bền vững và nền nông nghiệp có trách nhiệm. Họ đặt mục tiêu tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn và thể hiện cam kết của mình thông qua các chiến lược marketing và tài liệu quảng cáo.

Kể câu chuyện của cảm xúc

Câu chuyện trở nên hấp dẫn khi chúng ta kết hợp cảm xúc và trải nghiệm. GrabFood, thông qua video “Đừng bỏ bữa” không chỉ chia sẻ hành trình cung cấp bữa ăn mà còn tạo nên một cảm giác thân thiện và ấm áp. Điều này làm tăng sự gắn kết với khách hàng. Đó không chỉ là những hình ảnh giao đồ ăn mà sau đó còn là những câu chuyện đầy ý nghĩa.

Thế Hệ Z đánh giá cao sự cá nhân hóa và trải nghiệm cá nhân. Sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) là một cách hiệu quả để kết nối với họ. Starbucks, thông qua cuộc thi #whitecupcontest, tận dụng sự sáng tạo của khách hàng và chia sẻ câu chuyện độc đáo của từng người thông qua hình ảnh về chiếc cốc trắng của họ. Starbucks thực hiện chiến lược này thông qua cuộc thi vẽ cốc, khơi gợi sự sáng tạo và tạo nên những hình ảnh đậm chất cá nhân. Sự liên kết cảm xúc này giúp tạo ra một trải nghiệm không chỉ về sản phẩm mà còn về cộng đồng sáng tạo.

Kể chuyện hóm hỉnh, theo trào lưu

Luôn đón nhận và tích cực tham gia vào những trào lưu, sự kiện mới để tạo nên những hình ảnh và câu chuyện hấp dẫn ngay tại tâm điểm trào lưu để thu hút sự chú ý và tò mò.

Liên kết chiến dịch và ý tưởng marketing với trào lưu và sự kiện đang hot. Bằng cách tận dụng những hình ảnh và câu chuyện cuốn theo trào lưu, thương hiệu của bạn sẽ tạo ấn tượng tích cực và ghi điểm trong tâm trí khách hàng.

Liên kết chiến dịch và ý tưởng marketing với trào lưu và sự kiện đang hot, giúp thương hiệu bạn gần gũi hơn
Liên kết chiến dịch và ý tưởng marketing với trào lưu và sự kiện đang hot, giúp thương hiệu bạn gần gũi hơn

Kết nối thương hiệu qua hình ảnh khách hàng

Tận dụng hình ảnh do khách hàng chia sẻ để tạo ra câu chuyện chân thực và kết nối sâu sắc với cộng đồng mạng. Thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến trải nghiệm khách hàng bằng cách sử dụng hình ảnh do chính họ chụp và chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Khuyến khích sự tương tác và chia sẻ hình ảnh từ khách hàng. Tạo động lực thông qua việc chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội, tăng cường hiệu ứng lan truyền thông điệp thương hiệu. Tận dụng sức mạnh của hình ảnh để truyền đạt cảm xúc, làm tăng sự tin tưởng và tạo nên liên kết tinh tế với trái tim của khách hàng.

Với khả năng kể chuyện thông qua hình ảnh, chúng ta không chỉ truyền đạt thông điệp một cách sinh động mà còn gắn kết cảm xúc. Trong thế giới ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực affiliate marketing đặt ra thách thức lớn cho các nhãn hiệu muốn tạo ra sự khác biệt. Visual Storytelling không chỉ là một công cụ, mà là một chiến lược mạnh mẽ để làm tăng độ tương tác và kết nối sâu hơn với khách hàng.

Xem thêm: Những sai lầm khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Bài viết liên quan: