Nếu bạn đang băn khoăn không biết DSP marketing là gì? DSP có những điểm mạnh gì để có thể vận dụng DSP một cách tối ưu nhất. Hãy cùng Rentracks giải mã khái niệm qua bài viết này.
DSP Marketing là gì?
Trước khi bóc tách khái niệm của hệ thống trên, chúng ta cần hiểu rõ quảng cáo lập trình có nghĩa là gì.
Quảng cáo lập trình (Programmatic Advertising) là gì?
Quảng cáo lập trình là một phương thức quảng cáo tự động hóa việc mua phương tiện kỹ thuật số mà không cần sự can thiệp của con người.
Bao gồm việc tự động đàm phán giá, thiết lập cho đến tối ưu hóa và hiện thực hóa chiến dịch.
DSP marketing, SSP, Ad Network, Ad Exchange chính là một trong những hệ thống trong quảng cáo lập trình.
DSP Marketing là gì?
DSP Marketing hay Demand side platform là một nền tảng mua quảng cáo tự động. Đó là nơi các advertiser và các agency mua khoảng không quảng cáo kỹ thuật số (digital ad inventory). DSP giúp những đơn vị trên tối ưu việc mua quảng cáo một cách nhanh gọn và hiệu quả hơn. Tối ưu được chi phí rẻ và có thể nhắm trúng mục tiêu hơn.
Ad inventory bao gồm: quảng cáo biểu ngữ trên website, quảng cáo trên app di động và web di động, in- stream video,… DSP marketing được sử dụng để mua rất nhiều dạng quảng cáo.
SSP có giống với DSP Marketing hay không?
SSP viết tắt của Supply Side Platform (nền tảng bên cung) hay Sell Side Platform (nền tảng bên bán). Nhiệm vụ của SSP là tối ưu cho việc bán không gian quảng cáo của Publisher thông qua Ad Exchange.
SSP giúp Publisher tối đa hóa lợi nhuận cho khoảng không quảng cáo được bán của họ. Có thể thấy DSP và SSP hoạt động như hệ thống đối xứng của nhau. Trong khi DSP dành cho Advertiser còn SSP được dành cho Publisher.
Tại sao DSP Marketing và SSP đều phải kết nối với Ad Exchange
Ad Exchange được xem như một sàn trao đổi. Publisher, Ad network có thể tham gia để giao bán các Inventory (khoảng không quảng cáo) còn trống thông qua hình thức đấu giá (real time bidding).
Ad Exchange thu thập data và cung cấp dữ liệu dựa trên DSP và SSP trong khoảng không gian thực, sau đó hỏi người mua xem họ có quan tâm đến việc hiển thị nói trên không và ở mức giá nào thì hợp lý.
Ad Exchange giúp Publisher giảm bớt việc trống các Inventory và tối ưu giá bán. Thu thập data hỗ trợ sự chủ động về chi phí giúp Advertiser nhắm đúng đối tượng mục tiêu.
Những ưu điểm của DSP Marketing
DSP có một độ phổ biến rộng lớn hơn so với cả GDN (Google Display Network). DSP có hệ thống network trên toàn thế giới có thể kể đến như Microad, Sociomantic, Criteo,…
Ở Việt Nam, một số công ty lớn đang thực hiện DSP có thể kể đến đó là: Microsoft (MSN), Facebook Exchange (FBX), Google Display Network,…
Định dạng quảng cáo đa dạng
DSP giúp tối ưu hiệu quả ở các nền tảng quảng cáo, DSP Marketing có xu hướng tập trung một định dạng hiển thị ví dụ trên laptop, PC, mobile,… Bởi vậy các Advertiser có thể lựa chọn các định dạng hiển thị quảng cáo phù hợp với kênh quảng cáo đó.
Tối ưu hóa thời gian
DSP hỗ trợ cho Advertiser kết nối với Ad Exchange để mua các khoảng không quảng cáo (Inventory) và mua những vị trí quảng cáo đó về cho Advertiser. Nhờ DSP, Advertiser có thể quản lý tất cả các quảng cáo hiện có của mình mà không cần phải mất thời gian mua bán với nhiều bên như Publisher hay Ad Network.
Nhắm đúng mục tiêu
Nhờ nền tảng quản lý thông tin người dùng (Data Management Platform). DSP Marketing giúp Advertiser thu thập thông tin cookies người dùng sau đó xử lý, nhận diện khách hàng tiềm năng để hiển thị quảng cáo và đặt giá thầu phù hợp.
Tính minh bạch
Việc đấu thầu của DSP Marketing rất minh bạch. Bởi vậy, khi thiết lập chiến dịch các Advertiser cần thông báo đầy đủ từ chi phí đến nội dung (vị trí, khách hàng,..). Việc này có thể giúp Advertiser tối ưu ngân sách và nhận lại được hiệu quả tiếp thị.
Hiện nay DSP đang là xu hướng mà các Advertiser đang bắt đầu sử dụng để cải thiện hoạt động tiếp thị do những lợi ích trên. Mong rằng bài viết trên của Rentracks đã giúp bạn hiểu rõ phần nào về DSP Marketing là gì và đưa thông tin hữu ích giúp bạn cân nhắc áp dụng DSP vào doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: Native Ads là gì?