Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads cho người mới

hướng dẫn chạy quảng cáo facebook ads cho người mới

Nếu bạn là người mới lần đầu sử dụng công cụ Facebook Ads thì hẳn bạn cảm thấy “ngộp” lắm khi thấy giao diện Facebook Ads Manager đúng không nào? Đừng lo! Mọi hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads cực chất lượng đều đã được Rentracks tụ họp tại nơi đây.

1. Tại sao bạn nên chọn Facebook Ads khi tiếp thị trên mạng xã hội?

  1. Thứ nhất. Có một sự thật không thể chối cãi chính là lượng người dùng khổng lồ của mạng xã hội Facebook. Đây là nơi mọi người chủ động chia sẻ các thông tin như họ tên, độ tuổi, giới tính, quê quán, công việc, sở thích,… Với lượng data “khủng”, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình chỉ qua vài cú click.
  2. Thứ hai. Con người ta thường dành một khoảng thời gian đáng kể trong ngày hoạt động trên mạng xã hội Facebook.Trung bình mỗi ngày ta dành ít nhất 1 giờ đồng hồ để tương tác, chia sẻ thông tin trên Facebook. 
  3. Thứ ba. Số người dùng quyết định mua hàng ngay từ lần đầu tiếp xúc sản phẩm/dịch vụ chỉ gói gọn trong từ 1-2%. “Tiếp thị lại” (remarketing) là hình thức khiến quảng cáo chỉ hiển thị cho những người đã từng tiếp xúc với website của bạn, tải app của bạn hoặc cung cấp cho bạn email của họ. Khi được tiếp xúc với thương hiệu của bạn nhiều lần, sự nhận thức thương hiệu trong suy nghĩ khách hàng sẽ dần rõ rệt hơn và tỷ lệ chuyển đổi từ đó cũng cao hơn.

2. Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads

Thực tế, để tạo ra được một quảng cáo có khả năng chuyển đổi cao không hề quá khó khăn. Một số thứ mà bạn có thể làm được với Facebook Ads Manager bao gồm:

  • Thiết kế quảng cáo Ads (quảng cáo về bài viết cụ thể). Ad Sets (nơi bạn xác định nhóm khách hàng mục tiêu, nơi hiển thị quảng cáo và ngân sách chi cho mỗi quảng cáo).
  • Kết hợp chạy quảng cáo Facebook và Instagram.
  • Quản trị và tối ưu chi phí quảng cáo.
  • Điều chỉnh quảng cáo tiếp cận chính xác nhiều nhóm đối tượng khác nhau nhờ vào nhiều Ad Sets khác nhau.
  • Theo dõi tính hiệu quả của quảng cáo nhờ vào các dữ liệu như lượt reach, lượt click, số lượng impression,…

Bước 1: Xây dựng chiến lược quảng cáo

Trước khi bắt tay vào sử dụng công cụ quảng cáo Facebook Ads, bạn hãy trả lời các các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng bá là gì?
  • Đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là ai?
  • Đối tượng khách hàng này sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Đối tượng khách hàng này mong muốn điều gì? 
  • Pain point (vấn đề khách hàng đang gặp phải) của khách hàng là gì?
  • Bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập của website, tạo sales hay thứ gì đó khác?

Nếu bạn không có hướng đi rõ ràng thì bạn không thể tạo ra được một quảng cáo đem lại kết quả bạn mong muốn. Làm sao ta có thể đến đích khi đường đi có hàng chục ngã rẽ đúng không nào?

Bước 2: Chọn mục tiêu của Campaign (chiến dịch quảng cáo)

Facebook Ads Manager là khu vực quản lý quảng cáo. Có ba cấp độ quảng cáo: Campaign – Ad Set – Ad. Campaign là cấp độ cao nhất.

Khi tạo chiến dịch, điều đầu tiên bạn phải làm chính là chọn mục tiêu cho chiến dịch. Bạn sẽ được đề xuất các nhóm mục tiêu lớn như:

  • Awareness (nhận diện thương hiệu).
  • Consideration (cân nhắc).
  • Conversion (chuyển đổi).
Chọn mục tiêu để chạy quảng cáo Facebook Ads

Trong ba nhóm lớn này sẽ là những mục tiêu nhỏ và chi tiết hơn. Nếu bạn muốn tăng lưu lượng khách hàng đến thăm website, bạn hãy chọn traffic thay vì message. Mục tiêu message sẽ làm hao tốn chi phí quảng cáo của bạn rất nhiều và bạn lại không đạt được thứ mình muốn.

Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu và nơi hiển thị quảng cáo

Đến cấp độ Ad Set, bạn sẽ được tiếp xúc với các yếu tố phân loại người dùng như độ tuổi, nơi ở địa lý, giới tính, ngôn ngữ, hành vi, sở thích,…  Quảng cáo của bạn tiếp cận những ai là phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.

Nơi hiển thị quảng cáo (platforms) bao gồm nền tảng Facebook (feeds, videos, cột phải, nhóm video được đề xuất,…), nền tảng Instagram (feeds, stories),…

Xác định tệp khách hàng để chạy quảng cáo Facebook Ads

Bước 4: Xác định ngân sách quảng cáo

Ở phần này, bạn sẽ chọn ngân sách quảng cáo, lên lịch chạy quảng cáo, chọn phương thức tối ưu quảng cáo,… Bạn có thể chọn lifetime budget hoặc daily budget. Lifetime budget là ngân sách phân bố toàn bộ xuyên suốt thời gian quảng cáo. Daily budget là ngân sách phân bố cho mỗi ngày.

Facebook Ads: The Complete Guide to Getting Started with Facebook Ads

Bước 5: Thiết kế hình thức và nội dung quảng cáo

Cấp độ cuối cùng là Ad. Tại cấp độ này, bạn sẽ tự mình sáng tạo nội dung quảng cáo như tiêu đề, mô tả, nút call to action, đường dẫn mà bạn muốn khách hàng truy cập,… Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video đơn hoặc một chuỗi/nhóm hình ảnh sản phẩm,… 

Sau khi tạo quảng cáo, bạn sẽ phải chờ duyệt một khoảng thời gian trước khi quảng cáo được chạy. Trong Ads Manager, bạn có thể theo dõi kết quả mà quảng cáo mang lại như lượt click, lượt reach, chi phí trên mỗi lượt click/reach/message,… Phía bên trái tên chiến dịch sẽ có nút Bật/Tắt. Khi bạn không muốn chạy quảng cáo nữa thì bạn có thể tắt quảng cáo. Tương tự với Ad Set và Ad. Việc chỉnh sửa các thông tin về khách hàng, ngân sách,… đều được hiển thị tại giao diện Ads Manager.

3. Kết luận

Facebook Ads cho bạn rất nhiều lựa chọn. Một khi bạn đã làm quen với cách hoạt động của nó thì nó sẽ giúp bạn nhiều hơn là khiến bạn cháy túi đấy! Facebook Ads là một công cụ linh động. Bạn hãy thường xuyên theo dõi kết quả của quảng cáo và thử điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé!

>>> Xem thêm bài viết: 5 mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook Ads tối đa bạn nên áp dụng

ĐAENG KÝ NGAY để trở thành Publishers đồng hành cùng Rentracks!

Bài viết liên quan:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. * là phần bắt buộc