Cách chạy quảng cáo Instagram Ads hiệu quả

  • Viết bởi
hướng dẫn chạy quảng cáo instagram ads hiệu quả

Cũng như Facebook, lượng người dùng Instagram đã tăng trưởng đến hàng tỷ. Đây quả là một con số khổng lồ đúng không nào? Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều khách hàng hơn thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Vậy, làm sao để chạy quảng cáo Instagram Ads hiệu quả?

Lưu ý: Instagram sử dụng nền tảng quảng cáo của Facebook. Do đó, để tạo quảng cáo Instagram, bạn cần phải truy cập Facebook Ads Manager.

Chọn mục tiêu để chạy quảng cáo Instagram Ads

Trước tiên, để chạy quảng cáo Instagram Ads. Bạn cần phải chọn mục tiêu của mình từ ba nhóm mục tiêu lớn mà Instagram Ads đề xuất:

  1. Awareness (nhận diện thương hiệu)
  2. Consideration (cân nhắc)
  3. Conversion (chuyển đổi)
Chọn mục tiêu khi chạy quảng cáo Instagram Ads

Nếu bạn chọn “Awareness”, bạn sẽ muốn thật nhiều người biết đến tên thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Dĩ nhiên khách hàng sẽ không ghé thăm một cửa hàng bất kỳ và đặt mua sản phẩm. Họ cần phải hiểu rõ về cửa hàng trước.

Nếu bạn chọn “Consideration”, bạn muốn có đơn hàng nhưng khách hàng sẽ không đặt hàng ngay lập tức tại giai đoạn này. Bạn cần phải liên tục kích thích sự hứng thú của họ. Hãy tích cực dùng các những video giới thiệu sản phẩm, bài blog,… để thu hút khách hàng.

Nếu bạn chọn “Conversion”, bạn đã đến giai đoạn cuối cùng: giai đoạn chuyển đổi. Lúc này mục tiêu của bạn có thể chia sẻ các thông tin như giá bán sản phẩm, các thông tin về khuyến mãi, quà tặng,… nhằm dẫn dụ khách hàng đặt mua sản phẩm.

Hình thức hiển thị quảng cáo của bạn là gì?

Trên giao diện khi chạy quảng cáo Instagram Ads, bạn có thể chọn các cách hiển thị sau:

  1. Singe Image Link Ad: Hình ảnh hiển thị đơn thông thường. Nếu bạn có một thông điệp nhất định muốn chia sẻ đến khách hàng thì đây là lựa chọn phù hợp.
  2. Video Ad: Một dạng quảng cáo đang dần được sử dụng phổ biến. Instagram cho phép video kéo dài đến 60s. Một chút chuyển động sẽ giúp quảng cáo của bắt được nhiều ánh nhìn hơn.
  3. Carousel Ad: Đây là dạng quảng cáo phù hợp khi bạn muốn chia sẻ một chuỗi những thông điệp hoặc một chuỗi những sản phẩm/dịch vụ. Với Carousel Ad, bạn sẽ sử dụng rất nhiều hình ảnh khác nhau.
  4. Slideshow Ad: Slideshow Ad về cơ bản cũng tương tự như Carousel Ad. Điểm khác biệt ở đây chính là nó tự đồng chuyển đổi hình ảnh theo một vòng lặp.
  5. Story Ad: Story là dạng quảng cáo mới nhất và hot nhất hiện tại. Dưới dạng story, quảng cáo của bạn có thể là hình ảnh, là gif, là video hoặc là sự kết hợp của tất cả mọi thứ. Story Ad có các hiển thị tự nhiên bởi vì nó thường được chèn vào chuỗi Story của khách hàng.
Hình thức hiển thị khi chạy quảng cáo Instagram Ads
Hình thức hiển thị quảng cáo

Ngân sách bạn nên chi cho quảng cáo là bao nhiêu?

Để xác định được ngân sách phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ giá trị sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn phải tính toán được mức chi phí bạn sẵn sàng chi cho một khách hàng. Chưa kể bạn còn phải để tâm đến lợi nhuận sau chi phí đó là bao nhiêu. Liệu mức lợi nhuận đó có phù hợp hay không?

Ngân sách nên chi cho quảng cáo

CPA (Cost per Acquisition/Action) là chi phí mà bạn phải trả khi một khách hàng thực hiện hành động bạn mong muốn (ví dụ: click và quảng cáo).

CPA = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng số lượng chuyển đổi

Ví dụ: Sản phẩm của bạn là một đôi dép trị giá 25k. Bạn chạy quảng cáo trong một tháng tiêu hết 1 triệu cho quảng cáo đó. Trong một tháng chạy quảng cáo, số đôi dép bạn bán được là 40 đôi. Trung bình một khách hàng sẽ mua ba đôi dép trị giá 75k.

Trong trường hợp này, CPA của bạn là 25k và chi phí này thấp hơn giá trị khách hàng tức 75k. Bạn có thể tiếp tục triển khai quảng cáo.

Tuy nhiên, khi CPA lớn hơn giá trị khách hàng, bạn cần phải cho dừng quảng cáo hoặc thay đổi nội dung nhằm cải thiện nó. Nếu không, bạn sẽ chỉ hao phí tiền bạn mà thôi.

Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Nếu bạn đã từng tiếp xúc với Facebook Ads thì chắc chắn Instagram Ads sẽ không làm bạn bỡ ngỡ. Để giúp quảng cáo tiếp cận đúng người, bạn cần chi tiết một số thông tin sau:

  1. Location (địa điểm): nếu bạn có cửa hàng và mong muốn khách hàng ghé thăm, hãy thêm thông tin như số nhà, quận, huyện, thành phố,… 
  2. Interests (sở thích): hãy nghĩ đến sở thích mà khách hàng của bạn có thể có. Ví dụ, nếu bạn bán cây cảnh thì hẳn khách hàng của bạn phải có sở thích sưu tập cây cảnh hoặc có nhu cầu sử dụng cây cảnh làm vật trang trí,…
  3. Behavior (hành vi): bạn có thể nhận diện khách hàng dựa vào hành vi mua hàng của họ trên các mạng xã hội.
  4. Demographics (nhân khẩu học): để thu hẹp diện khách hàng hơn nữa, bạn hãy thêm thông tin như giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ, sở thích,…
  5. Custom Audiences: Phương thức này cho phép tải lên số email của khách hàng hiện có và Instagram sẽ dò data để tìm các tài khoản khách hàng khớp với thông tin bạn vừa tải lên.
  6. Lookalikes (khách hàng tương tự): Dựa trên Custom Audiences, Instagram sẽ tìm kiếm những khách hàng có nhân khẩu học tương tự. Những khách hàng này tương đối giống khách hàng hiện có, do đó, khả năng họ tương tác với sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng cao hơn.
Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Kết luận

Bạn sẽ tạo quảng cáo Instagram bằng cách nào? Tham khảo bài viết: “Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook cho người mới” bạn nhé! Instagram và Facebook cùng chia sẻ khu vực quản lý quảng cáo đấy!

Facebook Ads cho bạn rất nhiều lựa chọn. Một khi bạn đã làm quen với cách hoạt động của nó thì nó sẽ giúp bạn nhiều hơn là khiến bạn cháy túi đấy! Facebook Ads là một công cụ linh động. Bạn hãy thường xuyên theo dõi kết quả của quảng cáo và thử điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé!

ĐĂNG KÝ NGAY để trở thành Publishers đồng hành cùng Rentracks!

Bài viết liên quan:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. * là phần bắt buộc