Quảng Cáo GDN Là Gì? Chạy Quảng Cáo GDN Hiệu Quả?

Quảng cáo GDN là gì?

Hoạt động quảng cáo từ lâu đã là một công cụ mạnh để thực hiện Affiliate. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động quảng cáo sẽ là rất lớn. Do đó, trong bài viết này, Rentracks xin giới đến các bạn quảng cáo GDN như một giải pháp quảng cáo với mức giá hợp lý. Vậy GDN là gì? Chạy quảng cáo như thế nào? Xin mời bạn tham khảo bài viết sau.

1. Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (quảng cáo Google Display Network) là hệ thống các quảng cáo hiển thị trên trang web thuộc chương trình đối tác của Google Adsense. Nó cho phép nhà quảng cáo đặt các nội dung tĩnh/ động trên các trang mạng liên kết với Google. Trong đó, GDN chèn ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.

Quảng cáo GDN là gì?

2. Các hình thái của GDN Ads

Quảng cáo GDN bằng văn bản

Quảng cáo bằng văn bản khá giống với quảng cáo kết quả tìm kiếm. Về cơ bản, nó khá đơn giản, chỉ bao gồm 1 dòng  tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung.

Quảng cáo GDN bằng Banner

Quảng cáo bằng Banner là hình thức phổ biến nhất trong các hoạt động quảng cáo GDN. Khi sử dụng hình thức này, một hình ảnh tĩnh sẽ chiếm trọn vị trí của ad block trên website. Hiện nay Google đang cho phép sử dụng nhiều dạng kích thước Banner để tùy biến phù hợp với thiết kế của website và yêu cầu của hoạt động quảng bá.

Quảng cáo GDN bằng banner

Quảng cáo GDN đa phương tiện

Bao gồm các hình ảnh tương tác, hình ảnh động hoặc các tính chất có thay đổi tùy theo cách người xem quảng cáo và cách tương tác của họ với quảng cáo.

Quảng cáo GDN bằng Video

Hình thức quảng cáo này khá tương tự như quảng cáo GDN bằng Banner nhưng sử dụng video làm thành phần chính của quảng cáo.

3. Ưu và khuyết điểm của hình thức GDN ads

Ưu điểm

  • Có nhiều định dạng để các bạn lựa chọn
  • Dễ dàng tùy biến cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu quảng cáo
  • Độ phủ đối với khách hàng lớn => Tiếp cận được nhiều khách hàng
  • Hỗ trợ tốt cho khả năng SEO của trang web
  • Mức giá khá hợp lý 

Khuyết điểm

  • Vị trí sắp xếp ngẫu nhiên => không thể kiểm soát vị trí xuất hiện quảng cáo
  • Cạnh tranh cao do đối thủ cũng sẽ cố gắng dành các vị trí đặt quảng cáo mà bạn nhắm đến.

4. Quảng cáo GDN tác dụng gì đến hoạt động Affiliate?

Giới thiệu về sản phẩm, chiến dịch của Advertiser

Khác với các Publisher quảng bá qua mạng xã hội. Các Publisher sử dụng Website có nhiều lựa chọn để quảng bá hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng SEO cho bài viết, chạy quảng cáo kết quả tìm kiếm. Cùng với đó bạn còn có thể thực hiện quảng cáo GDN. Sử dụng GDN đưa các hình ảnh trực quan hơn về sản phẩm. Cùng với đó là các thiết kế hình ảnh mượt mà hơn, dễ dàng thu hút người xem hơn. Việc sử dụng quảng cáo GDN còn dễ thực hiện hơn khá nhiều so với SEO bài viết hoặc quảng cáo kết quả tìm kiếm vốn dĩ có yêu cầu rất cao về chất lượng content. 

Thu hút sự chú ý của khách hàng và kêu gọi mua hàng

Cùng với những hình ảnh rất trực quan về sản phẩm thì việc sử dụng GDN cũng giúp cho bạn có thể xếp đặt lời kêu gọi mua hàng một cách ấn tượng hơn. Chỉ cần một dòng chữ: “Tham gia ngay”, “Mua hàng để nhận ưu đãi hấp dẫn” thôi là Publisher đã có thể thúc đẩy được quyết định mua hàng của khách hàng rồi.

Tăng traffic về đường link mua hàng với mức giá rẻ hơn

Nếu so sánh về giá thì quảng cáo GDN có mức giá thấp hơn rất nhiều so với quảng cáo tìm kiếm từ khóa. Tuy nhiên nó vẫn thực hiện được các nhiệm vụ tương đương với quảng cáo tìm kiếm từ khóa như: cung cấp các thông tin cần thiết, thu hút sự chú ý của khách hàng,.. Vì thế đây là một lựa chọn với mức giá hợp lý hơn cho các Publisher để chạy chiến dịch của mình.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Google Adwords

Qua bài viết, Rentracks gửi đến các bạn những thông tin cơ bản về quảng cáo GDN. Để đón đọc các bài viết khác, xin các đừng quên theo dõi các bài viết trên Blog của Rentracks nhé.

Bài viết liên quan: