Triển khai Affiliate Marketing đơn giản & hiệu quả với Google Ads

  • Viết bởi
triển khai Affiliate Marketing với Google Ads

Contents

Triển khai Affiliate Marketing đơn giản & hiệu quả với Google Ads

Sử dụng Google Ads để tối ưu doanh thu từ lâu đã không còn xa lạ với những ai làm MMO (Make money online) nói chung và Affiliate Marketing nói riêng. Việc ứng dụng Google Ads khi làm tiếp thị liên kết sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Từ đó, cơ hội gia tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nếu bạn đang là Publisher và mong muốn làm Affiliate Marketing với Google Ads, thì đây là bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A – Z về hình thức này.

Hiểu về cách làm Affiliate Marketing với Google Ads

Định nghĩa tiếp thị liên kết với Google Ads

Khi làm Affiliate Marketing, điểm chạm cuối giúp bạn kiếm được doanh thu chính là việc khách hàng nhấp vào link của bạn và phát sinh hành động như: mua hàng, đăng ký, tải app,….. Và để tiếp cận được các khách hàng mục tiêu, thông thường sẽ được chia thành 2 cách thức sau:

  • Tiếp cận khách hàng bằng Free Traffic: SEO Blog, triển khai nội dung trên các nền tảng Facebook, Youtube, Tiktok…
  • Tiếp cận khách hàng bằng Paid Traffic: Chạy quảng cáo Facebook, Google, Youtube hay Tiktok

Như vậy, bạn có thể hiểu, tương tự như hình thức Facebook Ads, kiếm tiền Affiliate với Google Ads là việc bạn sẽ trả tiền để chạy quảng cáo sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn bán. Điểm khác biệt duy nhất là đối với Google Ads sẽ có đa dạng các hình thức tiếp cận hơn so với Facebook Ads, cụ thể có 2 hình thức tiếp cận chính: 

Hiển thị chủ động

  • Search: Khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm

Hiển thị bị động

  • GDN: Hiển thị banner trang của bạn trên các website khác là đối tác của Google 
  • Discovery: Đặt banner trang của bạn trên khắp các nền tảng như Youtube, Gmail hay Discovery Feed của Google.

Tại sao nên làm Affiliate Marketing với Google Ads

Khi ứng dụng Google Ads vào Affiliate Marketing, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian để xây dựng một website. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra một Landing Page phù hợp với từng sản phẩm, hoặc sử dụng các Landing page được cung cấp từ phía Advertiser hoặc các Affiliate Network mà bạn đang hợp tác. Ngoài ra, việc sử dụng Google Ads cũng giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được các khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

Lợi ích khi làm Affiliate Marketing với Google Ads
Lợi ích khi làm Affiliate Marketing với Google Ads

Ai nên làm Affiliate Marketing với Google Ads

Ai cũng có thể làm được tiếp thị liên kết với Google Ads. Nhưng đối với các Publisher mới/newbie chỉ vừa bước chân vào thị trường, đừng vội vàng bỏ tiền vào quảng cáo Google và hy vọng có được doanh thu cao ngất ngưởng, vì đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. 

Việc triển khai Google Ads giúp bạn tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhanh chóng nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ giúp cho bạn tạo ra doanh thu dễ dàng. 

Để triển khai Google Ads, ngoài việc hiểu sản phẩm, đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về cách vận hành và tối ưu Google Ads để mang lại kết quả tốt về chi phí và doanh thu hơn.

Vì vậy, làm Affiliate với Google Ads phù hợp với những Publisher sẵn sàng bỏ ra một số tiền ban đầu để quảng cáo cũng như có kiến thức cơ bản về nền tảng Google Ads. 

Đối tượng phù hợp để làm Affiliate Marketing với Google Ads
Đối tượng phù hợp để làm Affiliate Marketing với Google Ads

Nếu bạn là người mới và chưa có ít nhất 2 điều trên thì bạn có thể thử sức với Free Traffic hoặc tìm hiểu thêm về cách làm Affiliate với Google Ads từ những người đi trước hoặc qua bài viết sau đây của Rentracks.

⇒ Làm Affiliate với hình thức Free Traffic

Các loại chiến dịch thường được triển khai với Google Ads

Các ngách chiến dịch phù hợp:

  • Chiến dịch D2C ( Các chiến dịch liên quan đến nhà cửa, đời sống…)
  • Chiến dịch dịch vụ, du lịch
  • Chiến dịch giáo dục

Mỗi một ngách chiến dịch sẽ có những hình thức triển khai khác nhau để tạo ra được hiệu quả tốt nhất. Khi kiếm tiền Affiliate với Google Ads cũng thế. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những chiến dịch phù hợp để tối ưu nguồn chi phí mà bản thân bỏ ra ở mức thấp nhất.

Do đó, trước khi thực hiện, bạn cần nắm rõ các chính sách vi phạm mà Google đặt ra để hạn chế việc bị khóa tài khoản quảng cáo.

Một số chính sách vi phạm về nội dung từ Google mà bạn nên xem qua để triển khai nội dung cẩn thận hơn. Google hạn chế những nội dung sau:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung dính bản quyền
  • Nội dung cờ bạc
  • Nội dung chính trị
  • Nội dung tài chính ( vay tiền, vay vốn)

(*) Đối với các chiến dịch thuộc ngách tài chính, các bạn cần triển khai nội dung thật kỹ càng, và hạn chế hết mức có thể để tránh việc bị khóa tài khoản khi chạy Google Ads

=> BẠN CÓ THỂ XEM THÊM: Chính sách của Google

Quy trình đăng ký làm Affiliate Marketing với Google Ads

Nhờ Google Ads, các Publisher sẽ không phải tập trung quá nhiều vào việc xây dựng một website hoặc blog. Thay vào đó, chỉ cần có một Landing Page tốt và được thiết kế để phù hợp với các chiến y dịch Affiliate. Tại thời điểm hiện tại, nhiều Affiliate Network (như Rentrack) đang cung cấp những Landing Page có sẵn để sử dụng, giúp cho Publisher dễ dàng triển khai và tối ưu hoá chiến dịch của mình.

Do đó, việc đồng hành cùng các Affiliate Network sẽ giúp cho bạn rút ngắn hành trình kiếm tiền của mình một cách nhanh chóng hơn.

Bước 1: Đăng ký tài khoản Publisher tại Rentracks

Bạn có thể đăng ký trở thành Publisher và cùng đồng hành với Rentracks Việt Nam ngay TẠI ĐÂY.

Bước 2: Lựa chọn chiến dịch, ngách phù hợp

Dù là kiếm tiền online hay kinh doanh truyền thống. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ và lựa chọn được ngách chiến dịch phù hợp với bản thân. 

Việc đó sẽ tùy thuộc vào sở thích, chuyên môn của bạn. Bên cạnh đó, mỗi chiến dịch ngách sẽ có các cách thức triển khai khác nhau. 

Đối với làm Affiliate Marketing với Google Ads, các chiến dịch thuộc ngách D2C, tài chính hay du lịch sẽ phù hợp nhất bởi xu hướng tìm kiếm của người dùng về các sản phẩm thuộc ngách này sẽ nhiều hơn, tăng tỉ lệ tạo ra doanh thu và hoàn vốn với chi phí mà bạn đã bỏ ra để triển khai google ads.

Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm

Tìm hiểu về sản phẩm là một bước quan trọng trong quá trình làm Affiliate Marketing. Để tối ưu chiến dịch, bạn cần phải hiểu rõ tính năng, ưu điểm, công dụng của sản phẩm. 

Điều này sẽ giúp bạn giới thiệu sản phẩm dễ dàng hơn đến khách hàng, giúp bạn tìm ra đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến.

Ví dụ: Chiến dịch Elsa Speak tại Rentracks được ra mắt tại vào năm 2015, sản phẩm sử dụng công nghệ AI độc quyền và cung cấp hơn 1500 bài học với giáo viên bản xứ dày dặn kinh nghiệm. Hiện tại, ứng dụng đã có hơn 10 triệu lượt tải từ 101 quốc gia trên thế giới. 

Tìm hiểu, nghiên cứu các ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp cho bạn tối ưu được tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. 

Bước 4: Nghiên cứu hành vi khách hàng

Sau khi đã đánh giá chi tiết về sản phẩm của bạn, bước tiếp theo là nghiên cứu về những nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nguồn doanh thu cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. 

Cách nghiên cứu hành vi khách hàng
Cách nghiên cứu hành vi khách hàng

Như đã được trình bày ở trên, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ có một tệp khách hàng mục tiêu riêng, và quảng cáo Google sẽ giúp đưa trang của bạn trực tiếp đến những người đó. Vì vậy, sự phác họa chi tiết về khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Áp dụng đối với chiến dịch Elsa Speak. Sau khi đã hiểu rõ về sản phẩm. Ta có thể phác họa một cách tổng quan về khách hàng mục tiêu của chiến dịch này

  • Độ tuổi: 18 – 27 tuổi
  • Khu vực: Toàn Việt Nam
  • Nghề nghiệp: Sinh viên, người đang đi làm
  • Khó khăn gặp phải: Ngại giao tiếp, ngại phát âm, muốn học tiếng anh có thời gian linh hoạt, mọi lúc mọi nơi

Thông qua việc nghiên cứu sản phẩm và hành vi của khách hàng mục tiêu, sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tối ưu quảng cáo và tăng khả năng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi so với các đối thủ khác.

Bước 5: Cân đối nguồn vốn

Khi bước chân vào thị trường, chắc hẳn bạn đã từng nghe không ít người xôn xao rằng để làm được Affiliate Marketing bạn sẽ không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào. Điều này không sai, nhưng nó chỉ áp dụng khi bạn triển khai với hình thức “Free Traffic”. 

Đối với Google Ads, đây đích thực là một hình thức đầu tư. Là khi mà bạn sẽ cần phải bỏ tiền cho Google để chạy quảng cáo. Tất nhiên, nhược điểm của hình thức này chính là việc bạn phải chấp nhận việc có thể mất số tiền ấy. Nhưng bù lại, việc tốn phí sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tiếp cận được lượng khách hàng cực lớn nếu như đi đúng hướng. 

Bước 6: Đừng lan truyền những thông tin sai sự thật

Lan truyền những thông tin sai sự thật đến khách hàng khi triển khai chiến dịch đã là một chuyện không còn xa lạ trong Affiliate Marketing. Tất nhiên, việc làm này sẽ giúp cho bạn kiếm được doanh thu trong phút chốc, nhưng hệ lụy mà bạn sẽ phải nhận thì vô cùng to lớn. 

Đối với triển khai Affiliate Marketing với Google Ads, việc truyền thông tin sai sự thật không những sẽ bị Advertiser từ chối hoa hồng mà bạn còn có nguy cơ bị các Affiliate Network cấm chạy vĩnh viễn. Do đó, hãy thật thận trọng và luôn tuân thủ đúng các quy định mà Advertiser đã đặt ra.

Bước 7: Các yếu tố cần chuẩn bị để tạo tài khoản Google Ads

Trước khi tạo tài khoản Google Ads, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố như sau:

  • 1 tài khoản Gmail (Chưa dùng để chạy Google Ads)
  • 1 thẻ visa hoặc thẻ Master Card Debit dùng để thanh toán
  • 1 Website hoặc trang Landing Page để giới thiệu sản phẩm/dich vụ bạn đang muốn bán

Lưu ý: Bạn có thể tự chuẩn bị Landing Page hoặc sử dụng các Landing Page có sẵn được Affiliate Network cung cấp.

⇒ Đăng ký trở thành Publisher của Rentracks để sử dụng các Landing Page có sẵn ngay TẠI ĐÂY.

Quy trình triển khai và tối ưu Google Ads khi làm Affiliate Marketing với 5 bước

Thiết lập tài khoản và cài đặt theo dõi chuyển đổi Affiliate trên tài khoản Google Ads

Các bạn có thể truy cập vào Google Ads để bắt đầu thực hiện việc đăng ký tài khoản. Lưu ý, các bạn cần chuẩn bị ít nhất số tiền 160.000 VNĐ để có thể kích hoạt và một tài khoản mail chưa từng sử dụng Google Ads trước đây. 

Bên cạnh đó, việc cài đặt theo dõi chuyển đổi Affiliate cũng rất quan trọng. Khi làm tiếp thị liên kết với Google Ads, bạn cần cài đặt link Affiliate chiến dịch vào Google Ads để ghi nhận hoa hồng phát sinh.

Bạn có thể tham khảo chi tiết cách thực hiện bên dưới nhé!

XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập tài khoản & cài đặt link Affiliate trên Google Ads

Thiết lập đối tượng cho tài khoản Google Ads

Đối tượng là tệp khách hàng mục tiêu mà bạn đã phân tích được dựa trên độ tuổi, sở thích, ngành nghề, hành vi,…. để lựa chọn tệp khách hàng phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán. Việc thiết lập đối tượng trên google ads sẽ giúp cho bạn dễ dàng liên kết và mở rộng phạm vi tiếp cận. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dàng theo dõi, quản lý, tối ưu và khắc phục khi xảy ra các sự cố.

Thiết lập tài khoản và cài đặt theo dõi chuyển đổi Affiliate trên tài khoản Google Ads

XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết các thiết lập đối tượng cho tài khoản Google Ads

Thiết lập chiến dịch trên tài khoản Google Ads

Thiết lập chiến dịch là bước mà bất cứ ai đã truy cập vào được tài khoản Google Ads rồi thì có thể tự mày mò để setup được một chiến dịch. Nhưng để tối ưu được công sức và chi phí, bạn nên cân nhắc 5 yếu tố sau trước khi thiết lập chiến dịch để khâu vận hành, quản lý và tối ưu Ads của bạn được đơn giản & hiệu quả hơn:

– Cấu trúc chiến dịch

– Ngân sách cho 1 chiến dịch

– Chiến lược giá thầu

– Loại từ khóa phù hợp với chiến dịch

– Số lượng từ khóa

– Đối tượng phù hợp cho chiến dịch

XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập chiến dịch hiệu quả trên tài khoản Google Ads

Quản lý và theo dõi các chiến dịch

Để nhanh chóng phân tích kết quả và đưa ra các cách tối ưu phù hợp, bạn phải nắm rõ khái niệm và bản chất của các chỉ số để có thể quản lý, theo dõi & phân tích hiệu quả hơn.

Rentracks cũng đã tổng hợp và giải thích chi tiết các chỉ số quan trọng trong bài viết về cách quản lý và theo dõi chiến dịch với Google Ads tại ĐÂY 

Tối ưu chiến dịch

Ngoài việc giúp bạn luôn kiểm soát được những rủi ro không đáng có, việc tối ưu hóa chiến dịch trên nền tảng Google Ads sẽ giúp cho bạn:

  • Cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cùng ngành
  • Tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu hơn
  • Tăng cơ hội được xếp hạng cao hơn trên Google

Một số cách thức để tối ưu chiến dịch tốt hơn:

  • Điều chỉnh giá thầu hợp lý
  • Ngưng những chiến dịch không tạo ra hiệu quả cao
  • Tùy chỉnh khu vực ưu tiên
  • Tùy chỉnh thiết bị ưu tiên

XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu chiến dịch quảng cáo trên Google Ads

Lưu ý khi triển khai các chiến dịch Affiliate Marketing trên Google Ads

Một trong những lưu ý quan trọng trong giới Affiliate Marketing khi chạy Google Ad là SEM Brandname. Cùng Rentracks tìm hiểu định nghĩa & lưu ý chi tiết ngay dưới đây nhé.

SEM Brandname là gì?

Trước khi tìn hiểu SEM Brandname là gì? Bạn nên hiểu rõ được SEM là gì? SEM – Hay còn gọi là Search Engine Marketing. Hiểu đơn giản SEM là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, mà điển hình ở đây chính là Google. 

Ý nghĩa của thuật ngữ này là việc mà bạn sẽ thu hút lượt truy cập của người dùng bằng cách trả tiền cho các hình thức quảng cáo.

Khi nhắc đến SEM Brandname, là đang ám chỉ việc bạn tiếp thị những từ khóa mang tính thương hiệu trên công cụ tìm kiếm.

Nghiêm cấm SEM Brandname là sao?

Ví dụ: Đối với chiến dịch Elsa, thì từ khóa thương hiệu ở đây chính là Elsa. Việc bạn tiếp thị từ khóa “Elsa” trên công cụ tìm kiếm sẽ khiến cho những người dùng có ý định tìm hiểu về chiến dịch này khi tìm kiếm trên google và thấy được quảng cáo của bạn. Vô hình chung, việc này sẽ khiến cho bạn vô tình trở thành “đối thủ mạng” của chính Elsa vì có thể trang của bạn thu hút được nhiều lượt truy cập hơn cả chính nhà cung cấp.

Do đó, lời khuyên dành cho bạn là hãy lưu ý đọc thật kỹ thông tin các chiến dịch trước khi triển khai. Nếu muốn chạy SEM Brandname nhằm tối ưu tỉ lệ tìm kiếm thì hãy lựa chọn các chiến dịch không bị hạn chế. Thông thường sẽ là các chiến dịch thuộc ngách D2C đấy nhé!

Lựa chọn từ khóa

Dựa vào các thông tin về sản phẩm, khách hàng mục tiêu. Bạn hãy ưu tiên lựa chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm có lượt tìm kiếm hàng tháng cao.

Ví dụ: Dựa vào thông tin của sản phẩm, các từ khóa có traffic cao mà bạn có thể triển khai google ads đối với chiến dịch Elsa sẽ là: Học tiếng Anh miễn phí, học tiếng Anh trực tuyến, học tiếng Anh nhanh chóng…

cach xac dinh tu khoa
Cách xác định từ khóa

Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý đến độ tuổi của khách hàng. Mỗi sản phẩm, ngành hàng đều có một tệp khách hàng riêng biệt. Hãy phân tích sản phẩm và liên tục tối ưu độ tuổi của khách hàng mục tiêu một cách chuẩn xác nhất. 

Casestudy khi triển khai Affiliate Marketing với Google Ads

Để giúp cho các Publisher có cái nhìn chi tiết hơn về cách triển khai Affiliate Marketing với Google Ads, Rentracks sẽ mang đến một case study chia sẻ từ Thịnh Nguyễn, bạn hiện đang là Publisher tại Rentracks và tiếp cận với hình thức Google Ads gần đây nhưng đã tạo nên được những thành công nhất định. 

Cách lựa chọn ngách chiến dịch 

Khi bắt đầu triển khai, Thịnh cũng đã nghiên cứu rất nhiều ngách sản phẩm nhằm lựa chọn ra được một chiến dịch không quá cạnh tranh nhưng có nhiều cơ hội tạo ra chuyển đổi. Sau khi tìm hiểu, Thịnh đã quyết định chọn chiến dịch Vé Xe Rẻ. 

Thời điểm đó, chiến dịch Vé Xe Rẻ đang tung ra chương trình Flash sale, đồng thời đó là khoảng thời gian cận Tết, khi nhu cầu du lịch, về quê tăng cao. Có thể thấy, sự lựa chọn của Thịnh rất khéo léo khi có đủ những yếu tố như “Khuyến mãi”, “nhu cầu cao”. 

Triển khai Content như thế nào?

Với triển khai content cho quảng cáo Google. Thông thường, chúng ta sẽ cần phải tối ưu các mục nôi dung tiêu đề và mô tả, ở đây sẽ có 2 hướng cho các bạn lựa chọn: 

  • Hướng 1: Tự sáng tạo content 
  • Hướng 2: Lấy nội dung từ chính thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán

Đối với chiến dịch Vé Xe Rẻ, đây vốn là thương hiệu đã nổi tiếng trong ngách du lịch, dịch vụ. Do đó, các nội dung của họ cũng đã được tối ưu trau chuốt. Vì thế, Thịnh đã lựa chọn lấy nội dung từ chính thương hiệu nhằm tiết kiệm thời gian. 

Thông thường, các nội dung cũng như landing page của chiến dịch của thương hiệu sẽ cung cấp cho các bên Affiliate Nework. Do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và có cho mình những nội dung thật hấp dẫn thì hãy đăng ký trở thành Publisher của Rentracks ngay TẠI ĐÂY

Xác định khách hàng mục tiêu

Có thể nói, thời điểm Thịnh triển khai chiến dịch này rất thích hợp khi nhu cầu về các dịch vụ du lịch & di chuyển tăng cao. Do đó, nhân khẩu học về khách hàng mục tiêu áp dụng đối với chiến dịch Vé Xe Rẻ cũng tương đối dễ dàng. 

  • Độ tuổi: 18 – 35 tuổi
  • Giới tính: Nam – Nữ 
  • Khu vực: Việt Nam 
  • Nghề nghiệp: Sinh viên, nhân viên văn phòng

Sau khi nghiên cứu đồng thời xác định đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, Thịnh đã bắt đầu triển khai chiến dịch này với Google Ads. Và đây chính là thành quả của bạn chỉ chưa đầy 1 tháng, khi chi phí bỏ ra không quá cao nhưng tỉ lệ CTR của chiến dịch VEXERE lên đến 44.98%. 

Do đó, việc nghiên cứu ngách, sản phẩm và phân tích khách hàng mục tiêu là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, cần nhanh nhạy nắm bắt những ưu đãi đặc biệt trong khoảng thời gian nhất định giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhé!.

Trên đây là những thông tin cực bổ ích về làm Affiliate Marketing với Google Ads mà Rentracks muốn mang đến cho bạn. Nếu bạn đang từng bước tìm hiểu về hình thức này thị ngại gì mà không nhanh tay gia nhập cùng đại gia đình Rentracks để cùng bùng nổ doanh thu ngay hôm nay. Đăng ký ngay TẠI ĐÂY nhé!

Bài viết liên quan: