7 HÀNH VI MUA SẮM CỦA GEN Z NĂM 2024 

7-HANH-VI-MUA-SAM-CUA-GEN-Z-NAM-2024

Gen Z đang dần trở thành thế hệ chủ chốt trong tương lai, với hơn 40% thị phần tiêu dùng toàn cầu. Họ không chỉ là một lực lượng tiêu dùng khổng lồ mà còn đang tạo ra những thay đổi lớn trong cách mua sắm và tương tác với các thương hiệu. Vậy điều gì đã khiến Gen Z trở thành thế hệ khác biệt với hành vi tiêu dùng như vậy? Để thành công trong việc thu hút Gen Z, các doanh nghiệp phải thấu hiểu những động lực và hành vi mua sắm đặc trưng của họ.

Đây không chỉ đơn thuần là một chiến thuật marketing, mà còn là một yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh thương mại hiện đại.

Để tận dụng tối đa tiềm năng từ nhóm khách hàng Gen Z, Rentracks sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về những yếu tố ảnh hưởng lớn đến xu hướng tiêu dùng của họ. Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong một thị trường đầy cạnh tranh.

1. Kỳ vọng trải nghiệm mua sắm cao cấp trong hành vi mua sắm

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng gần 50% người tiêu dùng Gen Z vẫn ưu tiên mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Nhưng đối với Gen Z, mua sắm không chỉ dừng lại ở việc sở hữu sản phẩm, mà còn là một trải nghiệm toàn diện. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp cần đầu tư vào không gian bán lẻ tinh tế, tổ chức các sự kiện tương tác đặc sắc và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa. Những yếu tố này giúp họ cảm nhận sự trân trọng từ thương hiệu.

Hơn nữa, Gen Z đặt kỳ vọng cao vào chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, họ sẽ không quay lại. Ngoài ra, mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trải nghiệm mua sắm. Gen Z thường khám phá cửa hàng thông qua các nền tảng trực tuyến, sau đó chia sẻ trải nghiệm của mình, tạo ra một môi trường mua sắm đa kênh mà các doanh nghiệp cần khai thác.

Với hành vi mua sắm kỳ vọng trải nghiệm mua sắm cao cấp của Gen Z

2. Trải nghiệm mua sắm tiện lợi, không bị gián đoạn

Một trong những hành vi mua sắm phổ biến, Gen Z rất đề cao sự tiện lợi khi mua sắm, dù trực tuyến hay tại cửa hàng. Họ là những người tiên phong trong việc sử dụng các công nghệ tự phục vụ như thanh toán qua điện thoại thông minh, NFC hay các phương thức thanh toán “Mua trước, trả sau” (BNPL). Họ mong muốn quá trình mua sắm diễn ra trơn tru, không gặp trở ngại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích hợp công nghệ hiện đại vào quy trình bán hàng để đảm bảo trải nghiệm không bị gián đoạn.

Ngoài ra, sự đồng bộ giữa website bán hàng và cửa hàng là yếu tố không thể thiếu – chẳng hạn như việc đặt trước sản phẩm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng là một trong những hành vi mua sắm hay thường gặp ở Gen Z

Thanh toán trực tuyến – Hành vi mua sắm phổ biến hiện nay của Gen Z

3. Ưu tiên công nghệ số

Trong thời đại kỹ thuật số, Gen Z luôn ưu tiên các nền tảng số để giao tiếp, giải trí và thu thập thông tin. Công nghệ số không chỉ là công cụ, mà còn là một phần của bản sắc và xã hội của họ. Chính điều này đã định hình kỳ vọng của Gen Z khi tương tác với các thương hiệu: họ đòi hỏi trải nghiệm số liền mạch, cá nhân hóa từ thương hiệu, ứng dụng di động, trang web thương mại điện tử đến các kênh mạng xã hội một cách nhanh chóng và tiện lợi. 

Nếu một thương hiệu không đáp ứng được những hành vi mua sắm này, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mất khách hàng vào tay đối thủ.

Hành vi mua sắm của Gen Z với các nền tảng trực tuyến

4. Tính bền vững và trách nhiệm xã hội

Trong hành vi mua sắm của Gen Z, họ không chỉ chú trọng vào sản phẩm mà còn quan tâm đến giá trị xã hội và trách nhiệm của thương hiệu. Họ có xu hướng đặt nặng yếu tố đạo đức và sự minh bạch của các thương hiệu.

Gen Z ưu tiên các doanh nghiệp cam kết bảo vệ môi trường như ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên, biến đổi khí hậu…, thực hiện sản xuất bền vững và áp dụng các quy trình đạo đức. Gen Z đều mong muốn các thương hiệu sẽ có những hành động đối với các yếu tố này. Hơn nữa, họ mong đợi thương hiệu phải có quan điểm rõ ràng về các vấn đề xã hội như bình đẳng và quyền con người. Thương hiệu không chỉ cần bán sản phẩm mà còn phải thể hiện được sự trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Việc thấu hiểu và đáp ứng những hành vi mua sắm này không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin và giữ chân khách hàng Gen Z, mà còn mang lại lợi thế bền vững, tạo ra tác động tích cực trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt.

5. Sự đa dạng và hòa nhập


Hành vi mua sắm của Gen Z thể hiện qua sự coi trọng sự đa dạng và hòa nhập như những giá trị cốt lõi, không chỉ trong xã hội mà còn trong cách thương hiệu định hình chiến lược của mình. Với họ, đây là những tiêu chí cần được bộc lộ một cách thực chất trong từng hành động của doanh nghiệp.

Được tiếp xúc với nhiều quan điểm thông qua mạng xã hội, Gen Z có hành vi mua sắm bao gồm ưu tiên sự đại diện và hòa nhập ở mọi khía cạnh cuộc sống. Họ là những người mạnh mẽ bảo vệ quyền bình đẳng và không ngại phản đối các hành vi phân biệt hoặc loại trừ.

Đối với Gen Z, đa dạng không thể chỉ dừng ở hình thức. Họ yêu cầu sự đại diện chân thực và sâu sắc trong các lĩnh vực như chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục, và các yếu tố khác của bản sắc cá nhân. Thương hiệu phải phản ánh sự đa dạng này trong cả sản phẩm, chiến lược tiếp thị và văn hóa doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần chứng minh cam kết lâu dài với sự hòa nhập bằng cách phát triển môi trường làm việc công bằng và tích cực truyền tải thông điệp về sự đa dạng. Đây là yếu tố then chốt để tạo dựng mối liên kết mạnh mẽ với Gen Z, thúc đẩy họ ủng hộ thương hiệu.

 Một trong những điểm nổi bật hành vi mua sắm của Gen Z là mong muốn các thương hiệu chịu trách nhiệm cho hành động của mình trong các vấn đề xã hội liên quan đến sự đa dạng. Họ sử dụng sức mua để hỗ trợ các thương hiệu có cam kết chân thành, đồng thời sẵn sàng tẩy chay những thương hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn này.

Vì thế, những thương hiệu chú trọng vào sự đa dạng và hòa nhập không chỉ thu hút sự quan tâm của Gen Z mà còn mang đến lòng trung thành và xây dựng danh tiếng tốt trong cộng đồng có ý thức xã hội mạnh mẽ này.

6. Cá nhân hóa và tính xác thực 

Hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z đặc biệt coi trọng tính chân thực và cá nhân hóa từ các thương hiệu, thay vì những chiến lược tiếp thị kiểu cũ. Họ có khả năng nhận biết sự thiếu chân thành và dễ dàng bị thu hút bởi những thương hiệu thể hiện được giá trị thực và cá tính độc đáo. Những thương hiệu thành công với Gen Z thường không ngại thừa nhận khuyết điểm, mở ra những cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng mối quan hệ chân thành với khách hàng.

Các thương hiệu có bản sắc rõ nét, tôn vinh sự khác biệt và xây dựng mối quan hệ thực chất sẽ dễ dàng tạo được sự đồng cảm với Gen Z, những người đang tìm kiếm sự cá nhân hóa và chân thành trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với nhiều thương hiệu na ná nhau.

Hơn nữa, Gen Z ưu tiên những sản phẩm và trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao, phản ánh đúng cá tính và giá trị của họ. Họ không thích những chiến lược “một khuôn mẫu cho tất cả”, mà bị hấp dẫn bởi các thương hiệu cho phép họ thể hiện sự độc đáo.

Tùy chỉnh sản phẩm, cá nhân hóa trải nghiệm và đồng sáng tạo là những chiến lược then chốt để thu hút và giữ chân Gen Z. Khi các thương hiệu chấp nhận sự chân thật và đẩy mạnh cá nhân hóa, họ sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ sâu sắc và giành được lòng trung thành của thế hệ này trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Theo datemaretail.com, 62% Gen Z sẵn sàng chi thêm tiền để nhận được sự cá nhân hóa, cao hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó.

7. Khả năng truy cập nhanh chóng

Gen Z lớn lên trong thời đại số hóa, nơi mà mọi thứ từ thông tin đến sản phẩm đều có thể tiếp cận nhanh chóng. Điều này khiến họ mong đợi việc mua sắm phải diễn ra ngay lập tức và liền mạch. Do đó, thương hiệu phải đảm bảo rằng các quy trình mua hàng phải nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.


Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nền tảng như Amazon Prime là lựa chọn hàng đầu của Gen Z nhờ các tính năng như mua hàng chỉ với một cú nhấp chuột, giao hàng trong ngày và chính sách đổi trả thuận tiện. Những dịch vụ này giúp họ thỏa mãn nhu cầu tức thì, tương tự như cảm giác mua sắm trực tiếp tại cửa hàng của các thế hệ trước.

Ngoài ra, khi tiêu thụ nội dung số, Gen Z cũng yêu thích những nền tảng cung cấp quyền truy cập theo yêu cầu, từ dịch vụ streaming đến mạng xã hội, cho phép họ tự điều chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm theo ý thích, tiêu thụ nội dung theo tốc độ của riêng mình.

Tóm lại, sự tiện lợi và tính tức thì là những yếu tố chủ chốt định hình hành vi mua sắm của Gen Z. Họ ưu tiên những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả trong mọi hoạt động, và thương hiệu nào đáp ứng được sẽ dễ dàng chiếm lĩnh trái tim của thế hệ này.

Kết luận

Với sức mua vượt mức 360 tỷ USD, Gen Z đang trở thành một trong những nhóm tiêu dùng chủ chốt hiện nay. Hiểu được giá trị, mong muốn và hành vi tiêu dùng của Gen Z là chìa khóa để các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tiếp thị, từ đó tạo ra những bước đột phá trên thị trường. Các thương hiệu cần phải đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với những yêu cầu này nếu muốn duy trì và phát triển trong tương lai.

Thông qua bài trên, các bạn có thể đọc thêm bài Thống kê dữ liệu social media và xu hướng quảng cáo năm 2024  để có cái nhìn tổng quan giúp lên chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp nhé!

Bài viết liên quan: