Tết Nguyên Đán – dịp lễ lớn nhất trong năm, không chỉ mang ý nghĩa đoàn viên mà còn là cơ hội tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác xu hướng tiêu dùng Tết của khách hàng và tận dụng cơ hội để thực hiện những chiến dịch marketing “chạm” đến cảm xúc, nhằm thúc đẩy nhu cầu mua sắm và gia tăng doanh thu.
Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế biến động, tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với những xu hướng tiêu dùng Tết mới nhất. Vậy làm thế nào để tận dụng hiệu quả cơ hội này và xây dựng chiến dịch thành công?
Cùng Rentracks khám phá những phân tích chuyên sâu về thị trường, hành vi mua sắm và các chiến lược tối ưu giúp tăng doanh thu trong mùa Tết 2025!
Contents
- 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
- 3 CÁC XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
- 3.1 1. Tăng chi tiêu nhưng vẫn ưu tiên “săn” khuyến mãi
- 3.2 2. Chăm sóc sức khoẻ và cá nhân là những lựa chọn hàng đầu trong xu hướng tiêu dùng Tết
- 3.3 3. Tết là thời điểm dành cho những khoảnh khắc sum vầy và đoàn viên
- 3.4 4. Các chủ đề liên quan đến cảm xúc của ngày Tết được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội
- 3.5 5. Quảng cáo cá nhân hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng Tết
- 4 MỘT SỐ CÁC CHIẾN DỊCH TẾT NỔI BẬT TRONG NĂM 2024
- 5 KẾT LUẬN
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Dù GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,42% trong nửa đầu năm 2024, thế nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Dự báo cả năm cho thấy GDP có thể đạt mức 6-6,5%, nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp những bất ổn kéo dài trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao 2,27% trong 6 tháng đầu năm 2024, phản ánh những nỗ lực phục hồi chưa tích cực của thị trường lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và xu hướng tiêu dùng tết của người dân trong năm 2025.
Bên cạnh đó, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục gây áp lực lên chi phí sinh hoạt và ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tiêu dùng Tết của người khách hàng. Dù CPI ở mức 4,44% vào tháng 5/2024, giảm nhẹ xuống 4,32% vào tháng 6/2024, nhưng vẫn duy trì ở ngưỡng cao. Mặc dù chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI) cải thiện, đạt 78% trong quý 1/2024, tăng từ mức 67% ở quý 4/2023, nhưng người tiêu dùng vẫn thận trọng trong chi tiêu do e ngại những bất ổn kinh tế và lạm phát kéo dài.
Ngoài ra, các thách thức như chính trị như xung đột Nga – Ukraine và sự cạnh tranh căng thẳng giữa các cường quốc khiến môi trường kinh tế càng trở nên bất ổn định. Trong bối cảnh này, xu hướng tiêu dùng tết của người tiêu dùng toàn cầu tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, trong khi doanh nghiệp buộc phải linh hoạt điều chỉnh chiến lược và quản lý chi phí để ứng phó với tình trạng sức mua suy giảm.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
Trong mùa Tết, người tiêu dùng Việt Nam thường bị tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố khác nhau khi quyết định mua sắm. Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến xu hướng tiêu dùng tết là quảng cáo, chiếm đến 55% ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Cho thấy quảng cáo có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng.
Những chiến dịch quảng cáo sáng tạo, phù hợp với không khí Tết và gần gũi với người tiêu dùng, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thời điểm xuất hiện quảng cáo cũng là một yếu tố không thể bỏ qua, chiếm 18%, cho thấy rằng các chiến dịch quảng cáo cần được phát sóng đúng thời điểm để tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng. Việc quảng cáo xuất hiện vào thời gian “vàng” trước Tết sẽ giúp sản phẩm dễ dàng vào mắt người tiêu dùng, từ đó gia tăng tỉ lệ mua sắm trong dịp này.
CÁC XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Tăng chi tiêu nhưng vẫn ưu tiên “săn” khuyến mãi
Trong những năm gần đây, trào lưu “săn khuyến mãi” đã trở thành thói quen trong xu hướng tiêu dùng của người Việt, đặc biệt vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán. Mặc dù tình hình tài chính còn nhiều biến động, nhưng xu hướng tiêu dùng Tết của người Việt vẫn cho thấy sự tăng trưởng nhẹ, đặc biệt khi kết hợp với các sự kiện giảm giá như Mega Sale, Black Friday cuối năm. Do đó, các kênh mua sắm trực tuyến cũng trở thành lựa chọn phổ biến nhờ sự tiện lợi và ưu đãi hấp dẫn.
Dự báo cho dịp Tết 2025, sức mua sẽ tiếp tục tăng so với năm 2024 nhờ dấu hiệu hồi phục kinh tế tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn luôn cẩn trọng trong việc chi tiêu, và chỉ tập trung vào các sản phẩm thật sự cần thiết, chất lượng, giá cả hợp lý và đi kèm các chương trình khuyến mãi khác. Có thể thấy, xu hướng này không chỉ phản ánh tâm lý thận trọng của người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng tết cuối năm, mà còn cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến giá trị thực sự của sản phẩm.
Gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp:
- Giá cả hợp lý kèm giá trị cộng thêm: Các set quà Tết ngày nay không chỉ cần bắt mắt mà còn phải đáp ứng tiêu chí “đáng tiền.” Chẳng hạn, set quà dinh dưỡng có thể bao gồm các sản phẩm như hạt óc chó, hạnh nhân, trà thảo mộc, và mật ong nguyên chất, được đóng gói tinh tế trong hộp quà sang trọng. Để tăng thêm giá trị, thương hiệu có thể tặng kèm những món đồ tiện ích như túi vải thân thiện môi trường, bộ bao lì xì thiết kế riêng hoặc lịch treo tường hiện đại. Một chương trình khuyến mãi như “Mua 3 set quà tặng hộp trà xanh cao cấp” cũng sẽ giúp sản phẩm thêm hấp dẫn và thúc đẩy sức mua.
- Tập trung vào chất lượng và công dụng: Người tiêu dùng hiện đại đặc biệt chú trọng đến giá trị thực và công dụng của sản phẩm trong set quà Tết. Thương hiệu có thể nhấn mạnh yếu tố sức khỏe với các sản phẩm như nước yến, hoặc ngũ cốc nguyên chất phù hợp với xu hướng ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, những món quà mang dấu ấn văn hóa độc đáo như rượu nho Ninh Thuận hay rượu nếp Gò Đen giúp thương hiệu ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
- Phát triển mạnh kênh mua sắm trực tuyến: Thói quen mua sắm online ngày càng phổ biến, đặc biệt trong dịp Tết. Các thương hiệu cần tận dụng tối đa các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada bằng cách tổ chức chương trình flash sale giảm giá sâu vào khung giờ vàng, đồng thời miễn phí vận chuyển để thu hút khách hàng. Livestream trên Facebook hoặc TikTok cũng là chiến lược hiệu quả, ví dụ với chủ đề “Quà Tết ý nghĩa – Gắn kết yêu thương,” tặng mã giảm giá độc quyền cho người xem ngay trên livestream. Ngoài ra, các ưu đãi đặc biệt như “Mua 2 set tặng 1 bộ ly thủy tinh” hoặc “Combo gia đình giá tiết kiệm” sẽ giúp gia tăng doanh số trong mùa cao điểm này.
Nắm bắt đúng xu hướng tiêu dùng Tết, các thương hiệu không chỉ thu hút được sự chú ý của người mua mà còn tạo dựng sự tin cậy và tăng trưởng doanh thu bền vững trong mùa lễ hội lớn nhất năm.
2. Chăm sóc sức khoẻ và cá nhân là những lựa chọn hàng đầu trong xu hướng tiêu dùng Tết
Xu hướng tiêu dùng Tết 2025 cho thấy người Việt tiếp tục ưu tiên chi tiêu vào các sản phẩm thiết yếu và sức khỏe, đặc biệt trong các ngành hàng như thực phẩm chức năng, chăm sóc cá nhân, thời trang, và đồ ăn uống không cồn. Sự thay đổi này phản ánh tâm lý thận trọng, tập trung vào nhu cầu thiết yếu, thay vì các dịch vụ như du lịch, spa hay thể hình.
Ngành hàng được ưa chuộng trong xu hướng tiêu dùng Tết 2025:
- Dinh dưỡng và thực phẩm chức năng (45%): Quan tâm đến sức khỏe đang trở thành xu hướng tiêu dùng Tết phổ biến. Người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, nhằm chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy năng lượng.
- Chăm sóc cá nhân (43%): Dịp Tết là cơ hội để làm mới bản thân. Gen Z và Millennials dẫn đầu xu hướng chi tiêu vào các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, vệ sinh cá nhân, đặc biệt những sản phẩm cải thiện diện mạo tức thời.
- Thời trang và phụ kiện (45%): Thời trang luôn là tâm điểm trong xu hướng tiêu dùng Tết. Việc sắm sửa trang phục mới không chỉ là truyền thống mà còn mang ý nghĩa cầu chúc may mắn trong năm mới.
- Đồ ăn và đồ uống không cồn (42% và 38%): Trong dịp Tết, nhóm sản phẩm này không thể thiếu trên bàn tiệc sum họp gia đình, bạn bè, tạo nên nét đặc trưng trong thói quen tiêu dùng mùa lễ hội.
Gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp:
- Khởi động chiến dịch Tết sớm: Với xu hướng tiêu dùng Tết ngày càng bắt đầu từ đầu tháng 11 hoặc thậm chí sớm hơn, các thương hiệu nên nhanh chóng triển khai các chương trình quảng bá. Ví dụ, một thương hiệu bánh kẹo có thể tung ra bộ sản phẩm “Tết sớm đong đầy” với ưu đãi giảm giá 15% cho những đơn đặt hàng trước ngày 15/12, kèm theo gói giao hàng miễn phí toàn quốc. Ngoài ra, các chiến dịch trên mạng xã hội, như mini game “Trang trí nhà đón Tết” hay “Gợi ý quà Tết sành điệu,” cũng là cách tiếp cận sớm và hiệu quả, thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ đầu mùa lễ hội.
- Tạo giá trị gia tăng qua hợp tác: Hai thương hiệu nước giải khát và bánh quy có thể hợp tác ra mắt một gói quà Tết đặc biệt, ví dụ như combo “Thưởng thức Tết trọn vẹn” với một chai nước giải khát và một gói bánh quy, kèm theo bộ quà Tết hấp dẫn. Sự kết hợp này tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng, khi họ có thể thưởng thức các sản phẩm yêu thích trong dịp lễ. Thêm vào đó, các chương trình khuyến mãi như “Mua combo giảm giá hoặc nhận quà tặng khi mua thêm sản phẩm” sẽ khuyến khích khách hàng mua sắm, đồng thời giúp tăng trưởng doanh thu cho cả hai thương hiệu. Mối quan hệ hợp tác này không chỉ gia tăng giá trị cho các sản phẩm mà còn giúp các thương hiệu mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận khách hàng mới.
- Chương trình khuyến mãi sau Tết: Sau dịp Tết, nhiều thương hiệu có thể tổ chức các chương trình tri ân hấp dẫn để kích thích sự quay lại của khách hàng bằng cách áp dụng chương trình “Mua sắm đầu năm, nhận quà Tết” với các voucher giảm giá cho khách hàng khi mua sắm với giá trị hóa đơn trên một mức nhất định.
Bám sát xu hướng tiêu dùng Tết, nắm bắt hành vi người tiêu dùng, và linh hoạt điều chỉnh chiến lược sẽ là chìa khóa để các thương hiệu thành công trong mùa Tết 2025. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nhạy bén với thị trường sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ vượt qua thách thức mà còn phát triển bền vững.
3. Tết là thời điểm dành cho những khoảnh khắc sum vầy và đoàn viên
Theo báo cáo Winning Tet Report, Tết vẫn là thời điểm để người Việt sum họp và đoàn viên. Khoảng 72% người tham gia khảo sát khẳng định Tết là dịp để gắn kết gia đình, cùng quây quần bên người thân và chia sẻ những phút giây đáng nhớ. Đây không chỉ là một phong tục lâu đời mà còn là xu hướng tiêu dùng dịp Tết, nơi các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho các hoạt động chuẩn bị và đoàn viên trở nên nổi bật.
Bên cạnh đó, các hoạt động dọn dẹp nhà cửa, mua sắm Tết, tân trang không gian sống, hay đơn giản là thư giãn và giải trí tại gia đã trở thành một phần không thể thiếu của Tết Nguyên đán. Những thói quen này tiếp tục định hình rõ nét nhu cầu tiêu dùng của người Việt trong dịp lễ quan trọng nhất năm.
Gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp:
- Đánh mạnh vào giá trị gia đình: Thương hiệu có thể tận dụng chủ đề về sự đoàn viên, tình thân để kết nối với khách hàng, lồng ghép sản phẩm hoặc dịch vụ vào các bối cảnh gắn liền với ngày Tết. Ví dụ, hình ảnh gia đình cùng nhau chuẩn bị bữa cơm, sắm sửa hay trang trí nhà cửa sẽ tạo cảm giác gần gũi và dễ chạm đến cảm xúc người tiêu dùng.
- Thúc đẩy hoạt động tương tác cộng đồng: Tổ chức các chiến dịch như cuộc thi chia sẻ hình ảnh hoặc video với chủ đề “Khoảnh khắc Tết đáng nhớ,” giúp khách hàng chia sẻ câu chuyện gia đình, tạo không khí gắn bó và xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, gần gũi.
- Tập trung vào các sản phẩm liên quan đến chuẩn bị Tết: Những sản phẩm thuộc nhóm trang trí, vệ sinh, làm đẹp nhà cửa là lựa chọn lý tưởng để thúc đẩy doanh số trong dịp này. Hãy cung cấp các nội dung hướng dẫn, mẹo trang trí, hoặc những thử thách nhỏ để tạo động lực và tăng trải nghiệm cho khách hàng.
- Tận dụng xu hướng tiêu dùng Tết để tăng sức hút thương hiệu: Hiểu rõ tâm lý người Việt trong dịp Tết, nơi giá trị gia đình và sự sẻ chia được đặt lên hàng đầu, sẽ giúp thương hiệu tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Bằng cách tập trung vào các thông điệp nhân văn và sản phẩm thiết yếu, bạn không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn dễ dàng chiếm được lòng tin và sự yêu mến từ khách hàng trong mùa Tết năm nay.
4. Các chủ đề liên quan đến cảm xúc của ngày Tết được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội
Theo thống kê từ Buzzmetrics, các chủ đề xoay quanh cảm xúc và hoạt động ngày Tết như ăn uống, lì xì, chúc Tết, hay giải trí đang có mức độ thảo luận tăng đáng kể trên mạng xã hội. Đặc biệt, dù các chủ đề quen thuộc như du lịch và lì xì tiếp tục chiếm ưu thế, thì những giá trị truyền thống như đoàn tụ gia đình lại ít được quan tâm hơn trong dịp Tết 2024.
Cùng với đó, thảo luận về các hoạt động mang tính truyền thống như cúng kiếng, dọn dẹp nhà cửa, hay xông đất cũng ghi nhận sự sụt giảm. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong cách đón Tết của người Việt, khi ngày càng nhiều người lựa chọn một cái Tết đơn giản, tập trung vào nghỉ ngơi, thư giãn và trải nghiệm hơn là duy trì các nghi lễ truyền thống phức tạp.
Gợi ý cho thương hiệu
- Kết nối qua thông điệp thấu hiểu: Với xu hướng tiêu dùng Tết hiện đại, các thương hiệu có thể tập trung vào những thông điệp truyền tải sự nhẹ nhàng, gần gũi, và phản ánh phong cách sống tối giản. Khai thác các khoảnh khắc gắn kết gia đình, chia sẻ niềm vui nhỏ bé, và tận hưởng không khí Tết sẽ dễ dàng tạo nên sự đồng cảm với người tiêu dùng.
- Đầu tư nội dung giải trí: Các chủ đề giải trí đang gia tăng độ phổ biến, vì vậy, nhãn hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác hoặc tài trợ các chương trình Tết, phim hài, hoặc game show để tăng nhận diện thương hiệu, đồng thời đáp ứng nhu cầu thư giãn và giải trí của khách hàng trong dịp lễ.
Với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng Tết, các thương hiệu cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược, tận dụng tối đa cơ hội để kết nối với khách hàng qua những giá trị chân thực và gần gũi
5. Quảng cáo cá nhân hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng Tết
Theo báo cáo của YouGov, 87% người tiêu dùng cho biết họ bị thu hút bởi các quảng cáo cá nhân hóa, đặc biệt là nhóm Gen Z và Millennials. Thay vì chủ động tìm kiếm sản phẩm, người tiêu dùng trẻ thường bị hấp dẫn bởi những nội dung quảng cáo phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân. Sự tò mò tự nhiên này khiến họ dễ dàng dành thời gian để khám phá sâu hơn về sản phẩm.
Ngoài ra, các đề xuất từ influencers trên mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng quyết định mua sắm dịp Tết. Đặc biệt, 58% khách hàng Gen Z và Millennials bị ảnh hưởng bởi những gợi ý này. Tuy nhiên, nhóm người tiêu dùng trẻ này luôn có sự chọn lọc kỹ càng khi quyết định theo dõi và tin tưởng influencers. Do đó, việc “chọn mặt gửi vàng” vào những nhà sáng tạo nội dung phù hợp sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chiến lược Influencer Marketing trong xu hướng tiêu dùng Tết năm nay.
Gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp:
- Cá nhân hóa quảng cáo trực tuyến: Một doanh nghiệp có thể sử dụng AI để phân tích hành vi và sở thích của người tiêu dùng, từ đó tạo ra các quảng cáo đặc biệt, phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đối với Gen Z và Millennials, các quảng cáo có thể nhấn mạnh các ưu đãi đặc biệt như “Mua quà Tết, nhận lì xì điện tử” hoặc “Giảm ngay 20% cho đơn hàng đầu tiên”. Các quảng cáo này không chỉ tạo sự thu hút mà còn mang tính cá nhân hóa cao, giúp gia tăng khả năng chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Hợp tác với Influencers: Để tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng, cần kết nối chặt chẽ giữa nội dung sáng tạo của influencers và chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Ví dụ, một thương hiệu đồ gia dụng có thể hợp tác với influencer để chia sẻ các mẹo chọn mua quà Tết, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm qua video. Nội dung này không chỉ phản ánh tính năng sản phẩm mà còn gắn kết sâu sắc với chiến dịch quảng cáo mùa Tết của thương hiệu.
- Truyền thông đa kênh: Để tối ưu hóa phạm vi tiếp cận, các thương hiệu có thể triển khai chiến lược truyền thông đa kênh trên các nền tảng phổ biến như TikTok, Instagram, Facebook và YouTube. Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm có thể chạy quảng cáo trên Instagram với chiến dịch làm đẹp đón Tết, kết hợp các ưu đãi như giảm giá. Việc sử dụng nhiều nền tảng không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều đối tượng mà còn tăng khả năng tương tác và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Với sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng Tết, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc tận dụng các yếu tố cá nhân hóa và sức ảnh hưởng từ mạng xã hội để tạo nên chiến lược tiếp thị hiệu quả, đồng thời xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng trẻ.
MỘT SỐ CÁC CHIẾN DỊCH TẾT NỔI BẬT TRONG NĂM 2024
Chiến dịch “Gắn kết làm nên Tết diệu kỳ” của Coca-Cola
Coca-Cola tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu tiên phong tạo dấu ấn mùa Tết. Với chiến dịch “Gắn kết làm nên Tết diệu kỳ”, Coca-Cola mang đến những sáng kiến độc đáo, từ thiết kế bao bì, nội dung truyền thông đến các hoạt động cộng đồng, tạo nên sự khác biệt trong xu hướng tiêu dùng Tết năm nay.
1. Bao bì Tết với biểu tượng Rồng Vàng và Én Vàng nắm bắt xu hướng tiêu dùng Tết
Lần đầu tiên, Coca-Cola đưa biểu tượng Rồng Vàng lên thiết kế bao bì phiên bản giới hạn, kết hợp cùng hình ảnh Én Vàng quen thuộc. Thiết kế này không chỉ tượng trưng cho sự phồn thịnh và may mắn mà còn lan tỏa thông điệp lạc quan trong năm mới. Đặc biệt, năm nay thương hiệu ra mắt 100 phiên bản lon Tết giới hạn với các lời chúc độc đáo, thể hiện sự gắn kết và ý nghĩa trọn vẹn trong từng sản phẩm.
2. TVC Tết: Tôn vinh giá trị gia đình
TVC quảng cáo Tết 2025 của Coca-Cola với thông điệp “Gắn kết làm nên Tết diệu kỳ” đã gây ấn tượng mạnh. Chỉ trong 30 giây, TVC truyền tải một cách tinh tế những khoảnh khắc ngày Tết, khơi gợi sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình thông qua những điểm chung bất ngờ. Sự xuất hiện của Coca-Cola trong từng khung hình mang đến cảm giác gần gũi và góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.
Với sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại, Coca-Cola đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng Tết bằng cách đáp ứng nhu cầu về gắn kết gia đình, trải nghiệm ý nghĩa, và sự thấu hiểu người tiêu dùng. Chiến dịch năm nay không chỉ là một hoạt động quảng bá thương hiệu mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng cộng đồng, gắn kết mọi người trong mùa Tết diệu kỳ.
Chiến dịch “Mang tết về nhà” của Pepsi
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Pepsi và Coca-Cola, Pepsi đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với chiến dịch “Mang Tết về nhà”, nhấn mạnh giá trị gia đình và sự đoàn tụ, một xu hướng đang ngày càng được người tiêu dùng Tết quan tâm.
1. TVC Tết: Tận hưởng khoảnh khắc gia đình
Pepsi mở màn chiến dịch Tết 2025 bằng TVC đầy cảm xúc, với sự góp mặt của Double2T – Quán quân Rap Việt mùa 2. Với thông điệp “Pepsi mang Tết về nhà – Sống trọn khoảnh khắc”, MV khắc họa hình ảnh chàng trai trẻ xa quê gửi lời tâm tình đến mẹ, chờ mong khoảnh khắc đoàn tụ. Những hình ảnh đầy cảm xúc trong TVC không chỉ chạm đến trái tim của người xem mà còn phản ánh xu hướng tiêu dùng Tết: trân trọng thời gian bên gia đình và sống hết mình trong từng giây phút.
2. Bùng nổ trên mạng xã hội
Pepsi tiếp tục lan tỏa thông điệp qua chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội với hashtag #PepsiMangTetVeNha và #SốngTrọnKhoảnhKhắc. Các minigame ý nghĩa, như chia sẻ khoảnh khắc thôi thúc bạn về nhà đón Tết, đã tạo được sự cộng hưởng lớn từ cộng đồng. Những bài viết này không chỉ thu hút tương tác mà còn khéo léo kết nối với cảm xúc của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, những người đang dần trở thành nhân tố chính trong xu hướng tiêu dùng Tết hiện đại.
3. Quảng cáo ngoài trời (OOH): Phủ sóng khắp ba miền
Pepsi “chơi lớn” khi phủ kín thông điệp “Mang Tết về nhà” trên các bảng quảng cáo lớn tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Các bảng billboard không chỉ thu hút ánh nhìn mà còn nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội khi cộng đồng chia sẻ hình ảnh về thông điệp này. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc Pepsi nắm bắt tốt xu hướng tiêu dùng, khi tận dụng sức mạnh của truyền thông đa kênh để ghi dấu trong lòng khách hàng.
Chiến dịch “Mang Tết về nhà” của Pepsi không chỉ là một chiến lược tiếp thị mà còn là lời nhắn gửi ý nghĩa về giá trị gia đình và đoàn tụ. Qua các hoạt động sáng tạo, từ TVC, mạng xã hội, đến quảng cáo ngoài trời, Pepsi đã thành công trong việc kết nối cảm xúc và khẳng định mình là một phần không thể thiếu của xu hướng tiêu dùng Tết năm nay.
KẾT LUẬN
Để tận dụng hiệu quả xu hướng tiêu dùng Tết, các doanh nghiệp cần nhanh nhạy thích nghi với sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người Việt. Tập trung vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thiết yếu và truyền tải thông điệp giàu cảm xúc sẽ giúp thương hiệu không chỉ tăng doanh số mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược linh hoạt, mùa Tết không chỉ là cơ hội để phát triển kinh doanh mà còn là thời điểm để khẳng định giá trị và vị thế trên thị trường. Xu hướng tiêu dùng Tết sẽ luôn thay đổi, và thành công sẽ thuộc về những doanh nghiệp biết cách dẫn đầu xu thế!
Xem thêm: TOP 5 CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CUỐI NĂM GIÚP TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG – Rentracks Vietnam