Facebook có khả năng làm cạn túi tiền của bạn khá nhanh nếu bạn không biết kiểm soát. Hãy tham khảo 7 Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook Ads để đảm bảo phân bố tài chính một cách hiệu quả nhất nhé!
Contents
- 1 MẸO 1: Tạo tệp “Look alike audience” (khách hàng trông tương tự nhau)
- 2 MẸO 2: Cải thiện mức độ phù hợp của quảng cáo đối với khách hàng mục tiêu
- 3 MẸO 3: Thực hiện quy trình A/B Testing (hay còn gọi là split testing)
- 4 MẸO 4: Thêm các nội dung hấp dẫn vào quảng cáo
- 5 MẸO 5: Kiểm soát thời gian và tần suất hiển thị quảng cáo
- 6 Lời kết
MẸO 1: Tạo tệp “Look alike audience” (khách hàng trông tương tự nhau)
Có ba loại traffic cơ bản mà bạn cần phải nắm:
- Cold traffic: nguồn traffic đến từ những khách hàng “lạnh” vốn chưa từng tiếp xúc với thương hiệu của bạn hay sử dụng sản phẩm của bạn.
- Warm traffic: nguồn traffic đến từ những khách hàng “ấm” đã từng tương tác với bạn trong quá khứ. Ví dụ: đã từng ghé thăm website/facebook page của bạn, sử dụng ứng dụng của bạn,…)
- Hot traffic: nguồn traffic đến từ những khách hàng “nóng” đã từng sử dụng dịch vụ của bạn và có trải nghiệm tốt. Khả năng họ quay lại và sử dụng lần hai lần ba rất cao.
Bạn cần phải tối ưu hóa chi phí đồng thời cân bằng nó với chất lượng. Bạn có thể tải danh sách email khách hàng của bạn lên Facebook. Sau đó cho phép nó tự tạo ra tệp khách hàng mục tiêu có đặc điểm tương tự.
Khách hàng hiện tại là những người thích công ty/sản phẩm của bạn. Với cách tìm kiếm những nhóm người tương tự khách hàng của mình, cơ hội cao họ cũng sẽ thích công ty/sản phẩm cố hạn.
Đây là chiến lược hiệu quả giúp bạn giảm bớt chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng không đổi.
MẸO 2: Cải thiện mức độ phù hợp của quảng cáo đối với khách hàng mục tiêu
Bạn nên tạo ra các quảng cáo có liên quan và thu hút đối tượng mục tiêu của mình. Facebook sẽ thưởng cho các nhà quảng cáo bằng cách hiển thị quảng cáo cho nhiều người hơn với số tiền ít hơn. Facebook muốn hiển thị những quảng cáo tốt nhất cho người dùng của họ. Do đó, họ sẽ thưởng cho bạn nếu bạn cung cấp cho người dùng của họ thứ gì đó mà người dùng thích.
Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để tăng điểm mức độ phù hợp của mình. Tương tự như điểm SEO trên nền tảng Google Ads, đây là một điểm số quan trọng.
Facebook sẽ đưa ra một chuỗi điểm đánh giá mức độ phù hợp của quảng cáo bắt đầu từ 1 và kết thúc ở 10. Quảng cáo của bạn càng phù hợp với đối tượng thì điểm phù hợp của bạn càng cao. Điểm phù hợp của bạn càng cao thì chi phí trên một kết quả (cost per result) càng thấp. Đây gọi là tình huống “đôi bên cùng có lợi”.
Vậy làm thế nào để biết được điểm phù hợp của bạn đang ở con số cao nhất?
Yasser đề cập trong sách quảng cáo Mostafa Yasser của Stacks Market như sau: “nếu tôi muốn giảm CPM, điều đầu tiên tôi sẽ làm là kiểm tra điểm quảng cáo mà Facebook cung cấp nếu mức độ phù hợp và điểm tương tác thấp thì có điều gì đó không ổn với quảng cáo của tôi hoặc người dùng. Tôi đang nhắm mục tiêu và tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng quảng cáo khác nhau và cố gắng tìm thêm đối tượng để nhắm mục tiêu hoặc điều chỉnh ý tưởng hiện tại của mình ”.
Bạn có thể tăng điểm số phù hợp bằng cách thu hẹp diện khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo khác nhau để có mẫu phù hợp nhất.
MẸO 3: Thực hiện quy trình A/B Testing (hay còn gọi là split testing)
A/B Testing là một quy trình bao gồm hai phiên bản quảng cáo A và B. Các phiên bản này được dùng để tiếp cận với cùng một tệp khách hàng, cùng một tình huống. Từ đó Facebook sẽ so sánh đâu là quảng cáo hiệu quả hơn. Suy cho cùng, việc thử nghiệm giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn (đâu là unique selling point, đâu là pain point,…)
Như mình đã đề cập ở trên, Facebook muốn người dùng của họ vui vẻ. Với những quảng cáo mà người dùng không thích, họ sẽ tính phí trên kết quả của bạn cao hơn. Mức độ hiển thị của quảng cáo cũng thấp hơn.
MẸO 4: Thêm các nội dung hấp dẫn vào quảng cáo
Ngày nay người dùng thường “lướt” rất nhanh vì không đủ kiên nhẫn hoặc thời gian để quan tâm. Ngoài ra, họ có xu hướng khó chịu hơn khi thấy quảng cáo làm gián đoạn nội dung mà họ mong muốn tiếp cận.
Thêm vào đó, Facebook còn là nơi có rất nhiều “tiếng ồn”. Mặc dù nó là một trong những nền tảng tốt nhất để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn nhưng để thu hút sự chú ý của người dùng giữa hàng trăm đến hàng triệu thương hiệu thì bạn phải dùng đến một thứ gì khó “khác thường”.
Ngoài hình ảnh, bạn có thể sử dụng video, gif, meme,… để thu hút khách hàng. Khách hàng càng tương tác nhiều với quảng cáo của bạn thì mức độ hiển thị dĩ nhiên sẽ tăng theo đó.
MẸO 5: Kiểm soát thời gian và tần suất hiển thị quảng cáo
Mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook Ads cuối cùng chính là tần suất hiển thị quảng cáo. Bạn cần phải đảm bảo một nhóm đối tượng không được thấy quá nhiều quảng cáo đến từ bạn trong cùng một ngày. Điều này không chỉ khiến bạn lãng phí nguồn lực mà còn tạo ấn tượng không tốt về thương hiệu.
Hãy đảm bảo rằng bạn không làm khán giả choáng ngợp bằng quảng cáo. Bạn không nên hiển thị quảng cáo của mình nhiều hơn 3 lần cho một người dùng cụ thể. Để tăng tính hiệu quả, hãy theo dõi thời gian mà khách hàng mục tiêu hoạt động tích cực nhất mà triển khai thời gian chạy quảng cáo bạn nhé!
Lời kết
Facebook Ads cho bạn rất nhiều lựa chọn. Một khi bạn đã làm quen với cách hoạt động của nó thì nó sẽ giúp bạn nhiều hơn là khiến bạn cháy túi đấy! Facebook Ads là một công cụ linh động. Bạn hãy thường xuyên theo dõi kết quả của quảng cáo và thử điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé!
Qua những chia sẻ vừa rồi, Rentracks hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về Facbook Ads. Đón đọc thêm những bài viết hay khác tại đây.
>>> Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads cho người mới