Bạn đang tò mò về sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai? Bạn có ý định khám phá những xu hướng nào sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng của bạn? Dưới đây là 10 xu hướng thương mại điện tử quan trọng năm 2024 mà bạn nên theo dõi.
Contents
- 1 Người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm trực tuyến
- 2 Thương mại điện tử mạnh mẽ ở các thị trường đã phát triển kỹ thuật số
- 3 Xu hướng thương mại điện tử bằng di động chiếm ưu thế
- 4 Người tiêu dùng trẻ tham gia bối cảnh kinh doanh
- 5 Truyền thông xã hội hỗ trợ đắc lực cho thương mại điện tử
- 6 Người tiêu dùng hướng đến xu hướng mua sắm xanh
- 7 Mong muốn mua sắm với các doanh nghiệp có giá trị tương đồng
- 8 Virtual Reality (VR)
- 9 Personalization Is the Future
- 10 Visual Commerce đang phát triển trong nền thương mại điện tử
Người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm trực tuyến
Doanh số bán lẻ trực tiếp tăng liên tục trong thời gian gần đây và chưa có dấu hiệu ngừng. Doanh số bán lẻ thế giới dự kiến tăng 9,4% so với năm trước, đạt 6,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2024 . Dự kiến doanh này sẽ tiếp tục tăng và đạt 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2027. (Tăng khoảng 38,9% so với tổng doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2023).
Sự tăng lên trong mua sắm trực tuyến này do nhiều yếu tố tác động. Một trong những yếu tố chính là mức độ thoải mái và nhanh chóng. Người bán ngày càng đầu tư cải thiện trang web, từ đó tạo niềm tin cho người mua. Với tất cả sự tiện lợi được cung cấp, không có điều gì ngạc nhiên khi tăng trưởng doanh số thương mại điện tử trưởng không thể ngừng.
Thương mại điện tử mạnh mẽ ở các thị trường đã phát triển kỹ thuật số
Một trong những ảnh hưởng lớn đến xu hướng thương mại điện tử là đại dịch COVID-19. Các chỉ định đóng cửa hàng, thực thi biện pháp phong tỏa xã hội nhằm chống lại corona. Ngày càng nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến để mua hàng. Chuyên gia dự đoán rằng ảnh hưởng này là một đòn bẩy ngắn hạn tạo xu hướng thương mại điện tử sau đó.
Thực tế, các nhà phân tích thị trường cho rằng ngành công nghiệp thương mại điện tử sẽ là ngành hưởng lợi lớn nhất từ đại dịch COVID-19. Tỷ lệ thâm nhập toàn cầu, hiện đang ở mức 22%, được dự kiến sẽ tăng lên 27% vào năm 2026.
Xu hướng thương mại điện tử bằng di động chiếm ưu thế
Từ năm 2018, doanh số bán hàng tổng cộng đạt 982 tỷ đô la (Statista, 2023). Dự kiến con số này sẽ tăng hơn gấp đôi lên đến 2,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2024, chiếm 60% tổng doanh số thương mại điện tử bán lẻ. Đến năm 2027, doanh số bán hàng thương mại di động dự kiến sẽ đạt 3,4 nghìn tỷ đô la.
Việc cải thiện trải nghiệm thương mại điện tử cho khách hàng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Vì người tiêu dùng cũng sử dụng thiết bị di động để nghiên cứu trước khi quyết định mua sắm.
Khi lòng tin vào thương mại trực tuyến tăng, người tiêu dùng bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn khi mua sắm trên thiết bị di động. Điều này đặc biệt đúng với người tiêu dùng thuộc thế hệ millennial và Gen Z. Những người này đã lớn lên trong môi trường máy tính và internet. Những thế hệ này cũng mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với các thế hệ lớn tuổi.
Hãy đảm bảo rằng không chỉ trang web mà cửa hàng trực tuyến của bạn cũng được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Từ đó trở nên đơn giản và dễ truy cập hơn cho nhóm đối tượng lớn hơn. Đón đầu các xu hướng thương mại điện tử trực tuyến cũng giúp bạn có những bước đi đúng đắn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trong ngành Affiliate.
Xem thêm: Hiểu rõ các thuật toán mạng xã hội để tăng doanh số
Người tiêu dùng trẻ tham gia bối cảnh kinh doanh
Trong những năm gần đây, báo cáo cho thấy sự chuyển đổi sang mua sắm Online ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người tiêu dùng trẻ là lực lượng đông đảo nhất tham gia vào thị trường trực tuyến này.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng những người trong độ tuổi 25-34, chiếm 43% tương đương 24,51 triệu người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Người tiêu dùng trẻ đánh giá việc mua sắm trực tuyến giúp họ tiết kiệm tiền qua các ưu đãi và việc thanh toán cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Vì vậy trong tương lai, các doanh nghiệp nên tăng cường nỗ lực tiếp thị truyền thông xã hội. Những chiến lược, chiến dịch nhắm đến những người trẻ.
Truyền thông xã hội hỗ trợ đắc lực cho thương mại điện tử
Số lượng người mua sắm trên các nền tảng truyền thông xã hội cũng đang tăng nhanh chóng, với việc giới thiệu nút “Mua” trên Facebook và Instagram Checkout. Điều này tạo cơ hội cho thương hiệu được tiếp cận qua những người ảnh hưởng trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể kết nối cửa hàng trực tuyến với truyền thông xã hội, đơn giản hóa quá trình mua sắm cho đa dạng đối tượng.
Cùng với đó, TikTok cũng phát triển kênh thương mại điện tử với những tính năng đầy tiềm năng. Những nền tảng truyền thông xã hội trở thành nguồn cảm hứng và mang lại cơ hội cho thương hiệu. Do đó, chiến lược truyền thông xã hội tập trung vào mục đích mua sắm trở nên ngày càng quan trọng.
Người tiêu dùng hướng đến xu hướng mua sắm xanh
Chủ nghĩa tiêu dùng xanh đang dẫn trở thành xu hướng và mục tiêu của người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn nên cố gắng xây dựng các thực hành bền vững hơn.
Các doanh nghiệp trực tuyến cần đảm bảo các chiến dịch, sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm việc cung cấp sản phẩm từ các tổ chức công bằng thương mại để giúp xây dựng một môi trường thương mại điện tử xanh hơn.
Thế hệ Millennials đang mở đường cho các thói quen tiêu dùng xanh hơn. Dù là thịt chăn nuôi tự nhiên hay sản phẩm chăm sóc da không chứa thành phần động vật. Nó đòi hỏi các thương hiệu phải chú trọng đến mối quan tâm của họ đối với môi trường.
Mong muốn mua sắm với các doanh nghiệp có giá trị tương đồng
Không chỉ có ngày càng nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, mà thói quen mua sắm và sự ưa chuộng thương hiệu của họ cũng đã phát triển.
Ngoài việc tập trung phát triển bền vững, nhiều người tiêu dùng quan tâm đến giá trị của thương hiệu. Có đến 82% người tiêu dùng muốn những giá trị này tương đồng với giá trị cá nhân của họ. Vì vậy, nếu muốn làm hài lòng và giữ chân khách hàng hãy định vị thương hiệu của mình để phù hợp với họ.
Virtual Reality (VR)
Xu hướng thương mại điện tử tiếp theo được nhắc đến đó là VR. Các cửa hàng thương mại điện tử sẽ thúc đẩy Người tiêu dùng sử dụng VR . Công nghệ VR giúp người mua sắm trực tuyến hình dung rõ hơn về những sản phẩm. Với doanh nghiệp thương mại điện tử, trải nghiệm VR/AR có thể thay đổi cáchkhách hàng trực tuyến nhìn nhận các sản phẩm.
Các công ty đang sử dụng thực tế ảo không chỉ để tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Nó còn để cho phép người mua sắm có khả năng kiểm tra sản phẩm, dịch vụ trước khi mua.
Personalization Is the Future
Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa có thể giữ chân khách hàng và làm cho họ trung thành với thương hiệu của bạn. Người tiêu dùng thậm chí chỉ ra họ muốn có những trải nghiệm như vậy. Với 49% cho biết họ sẽ có khả năng trở thành khách hàng quen thuộc nếu một thương hiệu bán lẻ cung cấp cho họ một trải nghiệm cá nhân hóa.
Các trang web đã thực hiện xu hướng thương mại điện tử này. Và đang đầu tư vào các chiến lược cá nhân hóa trang web để làm cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn.
Visual Commerce đang phát triển trong nền thương mại điện tử
Một trong những khó khăn của thương mại điện tử là người tiêu dùng không có cơ hội tương tác trực tiếp với sản phẩm. Đó là nơi mà thương mại hình ảnh (visual commerce) vào cuộc.
Thương mại hình ảnh là thế hệ tiếp theo của các hình ảnh tĩnh thông thường. Nó đưa quảng cáo lên một cấp độ hoàn toàn mới. Thay vì chỉ sử dụng ảnh sản phẩm để quảng cáo doanh nghiệp của bạn. Nó tích hợp các loại hình ảnh khác nhau, như nội dung được tạo ra bởi người tiêu dùng, nội dung tương tác,…
Hiện nay, khoảng 57% người dùng internet tại Việt Nam tìm kiếm nội dung hình ảnh trước khi thực hiện một giao dịch mua hàng.
Ở trên là 10 xu hướng thương mại điện tử dự đoán sẽ bùng nổ vào năm 2024. Với sự đổi mới của thế hệ gen Z và Millennials, doanh nghiệp cần nghiên cứu các chiến lược mới để ứng dụng các xu hướng thương mại điện tử trên để cải thiện chiến dịch tiếp thị của mình.
Xem thêm: 8 thủ thuật tạo CTA có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi